Mới sáng ra, bác sĩ Hoàng Ngọc Báu (63 tuổi, Long Biên, ܫHà Nội) đã triệt sản cho ba con mèo. Mấy cái lồng vang lên tiếng meo meo, ông Báu khẽ vuốt ve chúng, rồi nói: "Những người chủ muốn triệt sản mèo cưng không🧜 phải lo chúng đẻ nhiều mà sợ ra ngoài tìm đực, bị bẫy bắt vào nhà hàng".
Từ thời sinh viên, ông Báu đã theo thầy cô đi chăm sóc động vật của người dân. Khi ra trường, công tác tại Cục Thú y, ông cà🅷ng có cơ hội 💯giúp những loài vật không biết nói.
Ngày ông mới v𒅌ào Cục Thú y, có một nông dân hớt hải chạy đến nhờ ông chữa cho con trâu tự dưng bỏ ăn. Tức tốc lấy đồ nghề, đạp xe đến nơi, ông thấy con trâu nằm quỵ ở bãi tha ma. Cả đêm đó, ông Báu cấp cứu cho nó, lúc mệt quên cả sợ hãi thiếp trong nghĩa địa. Sáng ra thì con trâu đã có thể ăn và đi lại được.
"T🔯𒊎hời bao cấp làm việc không lấy tiền, chủ nhà mời tôi một bữa cơm với trứng gà rán. Mỗi khi nhớ lại bữa cơm đó tôi vẫn thấy xót xa. Chuyện là lúc ăn cơm, vợ chồng người nông dân nhốt hai đứa con trong buồng, vì sợ chúng ăn hết đồ ngon của bác sĩ. Tôi cố nuốt cho họ vui lòng, mà thấy miếng ngon đắng chát", ông bộc bạch.
Năm 35 tuổi, ông lấy vợ. Trong đám cưới có nhóm người quần ống thấp, ống cao đến chúc mừng. Họ là những nông dân có vật nuôi từng được ông cứu. Biết tin ông kết hôn, họ mang đến bơ đỗ xan✤h, cân gạo nếp, khoai lang... làm quà tặng.
Xem thêm ảnh: Bác sĩ cứu tinh của vật nuôi
Từ đó đến nay, ông Báu trở thành bác sĩ của những gia đình mỗi khi có con vật ốm đau,🍎 sinh nở hay cần chăm sóc định kỳ. Ông thành thực: "Chưa năm nào tôi có một cái Tết không phải đi cấp cứu cho chó, mèo".
Người Việt Nam vốn kỵ vật nuôi chết vào ngày đầu năm mới. Cho nên dù ngại, họ vẫn phải nhờ bác sĩ đến chăm sóc. Tết vừa qua, đang chuẩn bị đi chơi thì ông nhận được điện thoại của một người dân ở Thanh Trì (Hà Nội) nhờ ông mổ đẻ cho con chó bully. Thay vội bộ quần áo, ông phóng xe đi. Phẫu thuật xong, chó mẹ an toàn cho 🐓ra đời 7 chó con vô cùng xinh xắn, còn ông mất cả ngày mùng 1 Tết.
Ông Báu cũng được người nước ngoài, nhân viên các đại sứ quán ở Hà Nội tin tưởng giao phó việc chăm nom sức khỏe thú cưng. Theo ông, thú nuôi được người nước ngoài chăm sóc cẩn thận, chúng có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, được khám bệnh định kỳ. Ông lಞà bác sĩ quen của các Đại sứ quán Mỹ, Hà Lan, Anh... nhiều năm nay.
"Vào năm Mỹ tấn công Iraq, Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam thắt chặt an ninh hơn. Đợt đó đúng dịp tiêm phòng cho chó cưng của ngài đại sứ. Tôi xách một túi đồ nghề đến nơi thì bị chặn lại. Không ngờ ông đại sứ cử ra một chiếc xe chống đạn đón tôi vào. Lần đầu tiên được ngồi xe đó mà cảm giác lâng lâng",ꦑ bác sĩ Báu cười cho biết.
Tính cách vui vẻ, yêu động vật, lại được đào tạo sau đại học ở Đức, hiện ông Báu có khoảng 7.000 bài viết, từ cách chăm sóc cho đến những câu chuyện về vật nuôi, như "Ông Tây hâm", "Mèo 4 tai và 6 tai", "Mèo mẹ dũng cảm"..♒.
Chuyện "Ông Tây hâm" xảy ra cách đây vài năm. Có một ông Tây, suốt 3 tháng liền ngày nào ông cũng dạo qua góc phố đầu chợ Âm phủ cũ (Hoàn Kiếm) để thăm nuôi hai con mèo con bị chủ nhốt trong cũi sắt rỉ. Một ngày, một con mèo xổng chuồng, bị xe máy quệt phải. Ông Tây đến kịp, mang nó đ♚ến bác sĩ Báu cấp cứu. May mắn con mèo bị xây xước nhẹ. Ông Tây nhờ bác sĩ Báu thuyết phục nhà chủ mua lại con mèo thi🉐ếu may mắn và tìm một chủ mới cho nó, vì vợ chồng ông ở khách sạn không được nuôi.
Bà chủ bán hàng khô nuôi đôi mèo chỉ để có tiếng kêu xua đuổi lũ chuột khỏi ăn bánh kẹo. Con mèo có một chủ mới là em học sinh lớp 11. Cậu chủ trẻ tuổi như b𝓡ắt được của, còn ông Tây cũng vui mừng. Ông Tây kia là thầy giáo David, người Australia, dạy Anh ngữ ở Hà Nội.
Cả đời cứu giúp các loài động vật, ông Báu bảo đó là việc làm trả nghĩa cho con chó đã bảo vệ ông nă♔m lên 8 tuổi. Ngày đó, vùng Long Biên còn hoang vu, nhà ông Báu nuôi con Vện rất quý chủ. Một buổi đêm, ông đi ra ngoài thì con chó chạy theo. Bỗng dưng nó chặn chân ông và sủa vang trời. Cụ thân sinh ông Báu cầm đèn pin chạy ra thì thấy một con rắn hổ mang đang mổ tới tấp vào mõm ch♒ó. Con Vện chết sau vài giờ bị cắn.
"Vì có nó cứu mạng mà tôi sống được.🅰 Tôi luôn nghĩ mình có một món nợ lớn với loài chó, vì vậy đã nguyện s𝄹uốt đời làm nghề thú y để báo đáp", bác sĩ Báu chia sẻ thêm.
Dù đoạt giải nhất Văn toàn miền Bắc thời đó, ông vẫn quyết định xin vào học khoa Thú y của ĐH Nông nghiệp. Trên tường nhà ông treo những bức ảnh gia đình đầm ầm. Nếu để ý sẽ nhận ra một bức ảnh chụp những sinh viên đang giao lưu với cựu Tổng thống Bill Clinton. Một bức khác là những học sinh lớp 12 được nguyên Bí thư thành ủy Hà Nội, nay là Tổng bí thư Nguy❀ễn Phú Trọng tặng bằng khen. Trong số những học sinh, sinh viên ♊xuất sắc này có 2 con trai ông.
"Tôi luôn nghĩ rằng một đứa trẻ biết yêu thương loài vật, lớn lên sẽ là người có trái tim nꦡhân hậu và thành đạt. Vì thế, từ lúc con, cháu còn nhỏ, tôi đã cho chúng gần gũi với các loài vật nuôi, dù cách dạy dỗ này đôi khi bị xuღng khắc với vợ", vị bác sĩ già cười điềm đạm.
Anh Bù♛i Hoàng Nam, giáo viên trường tiểu học Thành Công (Hưng Yên), cho biết, đã quen thân với bác sĩ Báu 3 năm nay. Con chó béc-giê của anh bị ăn phải thuốc sâu, nguy hiểm đến tính mạng. Được bạn bè giới💙 thiệu, anh gọi đến bác sĩ Báu. Qua điện thoại, ông Báu hướng dẫn cách sơ cứu ban đầu. Sau đó, ông đến tận nơi cấp cứu cho chú chó an toàn.
"Vài năm 🍌nay, trong🌳 các hoạt động của những câu lạc bộ yêu thú cưng mà tôi tham gia luôn có bác sĩ Báu làm cố vấn, hướng dẫn các kiến thức chăm sóc, cấp cứu cho vật nuôi. Đặc biệt, bác sĩ Báu rất giỏi trong việc mổ và điều trị các vết thương phức tạp, có dấu hiệu hoại tử, hoặc mổ đẻ cho các loại thú cưng".
Phan Dương