"Em là người hiến tạng sau khi chết não đầu ti🀅ên tại Huế và khu vực miền Trung. Hy vọng nghĩa cử cao đẹp của em và gia đình sẽ góp phần thay đổi cách nhìn cũng như quan điểm về hiến tạng sau khi chết để những bệnh nhân suy tạng có thể được cứu sống nhiều hơn nữa", giáo sư, tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế nói trước lúc thực hiện phẫu thuật lấy thận, ngày 5/6.
Chàng trai 33 tuổi ở Thừa Thiên - Huế mắc bệnh hiểm nghèo, điều trị tại Khoa Gây mê hồi sức B, Bệnh viện Trung ương Huế trong 🌱tình trạng hôn mê sâu, thở máy. Khi bệnh nhân được xác định chết não, gia đình bày tỏ nguyện vọng hiến thận chàng trai để trước khi về với cát bụi, một phần cơ thể của anh được tái sinh trong cơ thể những người không may bị suy tạng. Gia đình cũng bày tỏ mong muốn một quả thận của chàng trai được ghép cho người em họ của anh.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc những bệnh nhân trong danh sách chờ ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Huế sau đó có hai bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phù hợp để ghép thận của chàng trai, trong đó có người ൩em họ. Sau ca phẫu thuật ghép thận, sức khỏe hai bệnh nhân đều ổn định.
Thi thể chàn👍g trai đã được bệnh viện đưa về nhà. Theo giáo sư Hiệp,🎐 giây phút tiễn đưa người hiến tạng về với gia đình, các y bác sĩ xúc động và cảm kích tấm lòng cũng như suy nghĩ cởi mở của gia đình người hiến bởi đã vượt qua được rào cản quan niệm "chết toàn thây" của người dân miền Trung.
Đến nay Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện khoảng 1.200 ca ghép thận thành công, nguồn thận hiến chủ y💖ếu từ người sống. Ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện thành công là vào năm 2001, cứu sống hai mẹ con.
Võ Thạnh