Bản án ngày 11/9 của tòa sơ thẩm thành phố Hague xác định bác sĩ (được giấu ♔tên) tiếp xúc với nữ bệnh nhân 74 tuổi mắc Alzheimer trong viện dưỡng lão vào năm 2016.
Trước đó, nữ bệnh nhân này viết thư thể hiện mong muốn được "chết êm ái" nếu bị sa sút trí tuệ và phải vào viện dưỡng lão. Nhưng sau khi vào viện dưỡng lão, nữ bệnh nhân gửi đi những tí൩n hiệu không thống nhấ༺t về mong muốn này.
Dù vậy, bác sĩ 68 tꦺuổi 🐲vẫn trợ tử bằng cách tiêm thuốc với sự giúp đỡ của người nhà bệnh nhân, dựa trên yêu cầu trước đó.
Bác sĩ sau đó bị công tố viên cáo buộc không thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật về𒁏 trợ tử với lý do, chừng nào nữ bệnh nhân còn có thể giao tiếp, bác sĩ vẫn cần hỏi ý kiến của bệnh nhân và phải hoãn trợ tử nếu họ chưa chắc chắn. Dù vậy, công tố viên đề xuất không áp h🙈ình phạt vì bác sĩ đã hành động thiện ý.
Tuy nhiên, tòa án cho rằng bị cáo đã tham khảo ý kiến của bác sĩ riêng, chồng, con gái bệnh nhân, và đội ngũ điều trị trong viện dưỡng lão nên không thể coi là cẩu thả. Việc 🥃hỏi ý kiến nữ bệnh nhân không những không có tác dụng mà còn có thể gây thêm sự bất ổn vì người bệnh đã không còn khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc do chứng Alzheimer.
Tòa tuyên🏅 bác sĩ không có nghĩa vụ phải tái𝓰 xác nhận ước muốn được chết của bệnh nhân khi họ mắc bệnh sa sút trí tuệ. Cả phòng xét xử rộ lên tràng pháo tay khi nghe phán quyết của tòa.
Từ năm 2002, bác sĩ ở Hà Lan có thể thực hiện trợ tử nếu bệnh nhân phải chịu đựng "nỗi đau đớn cùng cực, kéo dài không dứt" và trước đó đã "tha thiết và chắc chắn" trong yêu cầu được chết. Sự việc trên được coi là phép thử ranh giới pháp lý của chế ꦗđịnh trợ tử, giúp làm rõ cách áp dụng luật với người bị chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là khi họ vẫn còn khả năng giao tiếp.
Quốc Đạt (Theo CNN, The Guardian)