VNExpress

NHI - SƠ SINH VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Theo TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (BVĐK Tâm Anh), đa số trẻ sinh non đều có vấn đề bệnh lý, cần điều trị bằng thuốc hoặc phải phẫu thuật. Chính vì thế, khi vừa chào đời, các bé có một thiệt thòi là không được da kề da, nằm cạnh bên, được mẹ ôm ấp vỗ về. Những trẻ sơ sinh ౠcó bệnh lý, trẻ sinh cực non phải nằm trong phòng hồ⛦i sức, chăm sóc đặc biệt.

Bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất phức tạp, lại thường diễn tiến nhanh,ꦦ trở nặng cũng nhanh. Thế nên, quá trình theo dõi, điều trị và chăm sóc bé của các bác sĩ, điều dưỡng luôn vất vả hơn bình thường.

"Đưa một em bé sinh non bên bờ vực sinh tử trở về vòng tay cha mẹ là hạnh phúc và động lực lớn ꦚnhất mà bác s♕ĩ sơ sinh chúng tôi theo đuổi", bác sĩ Phượng nói.

Với 33 n⭕ăm trong nghề, bà vẫn🅘 nhớ như in một bé gái sinh non với nhiều bệnh lý, từng ngưng tim nhưng rồi đã sống sót một cách kỳ diệu. Em bé chào đời khi mới được 27 tuần, kèm dị tật tim bẩm sinh với ống động mạch rất to so với bình thường. Thời điểm đó, bác sĩ dùng thuốc để đóng ống động mạch nhưng cả hai lần điều trị đều thất bại, êkip hội chẩn gấp và quyết định mổ tim cho bé.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện bé có thêm biến chứ✃ng viêm ruột hoại tử do ống động mạch quá to làm thiếu máu nuôi ruột. Mặc dù được phẫu thuật đóng động mạch thành công nhưng tình trạng của bệnh nhi chưa thể hết nguy hiểm.

Ruột bé hoại tử rất nhanh, đoạn rất dài. Dù ống động mạch đã được đóng lại nhưng đoạn ruột vẫn bị hoại tử, gần như phải cắt bỏ toàn bộ ruột non, chỉ còn ngắn 35 cm (so với bình thường ở tuần tuổi của bé là 150ꦚ-200 cm). Bé không đi tiểu, không ăn được và ngưng tim nhiều lần trong quá trình điều trị. Thậm chí gia đình đã chuẩn bị tâm lý. Thế nhưng, bằng một sức sống mãnh liệt, tim bé dần dần đập trở❀ lại.

"Bé sống sót diệu kỳ. Đó là phép màu, khó giải thích nổi. Có những khoảnh khắc chúng tôi gần như phải chấp nhận thua cuộc. Thế nhưng trước một sinh linh bé bỏng, mọi người đều thiết tha, cả cha mẹ và y bác sĩ đều không muốn bỏ cuộc, tiếp thêm động lực điều trị cho bệnh nhi. Chúng tôi dùng t🎀ất cả loại thuốc, biện pháp, phương tiện có thể. Khi tim bé có nhịp đập, chúng tôi đã vỡ òa, không tin nổi...", bác sĩ Phượng nhớ lại.

Sau thời 🐲gian điều trị dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần, dần dần bé hấp thu sữa được và đoạn ruột tiếp tục phát tri🐽ển.

Đây không phải trường hợp hiếm hoi các em bé sinh non và cực non phải đấu tranh giành lấy sự sống khi mới chào đời. Nhiều em chỉ nặng mấy trăm gram, phải nằm trong lồng ấp, xung quanh là dây nhợ nối với các loại máy móc, thiết bị. Tuy phải cách xa vòng tay mẹ nhưng các bé đã hồi phục từ sự nâng niu, chăm chú🌼t từng giây từng phút của những "người mẹ" mặc blouse trắng. Trong tình cảnh bệnh nhi chỉ còn hi vọng mong manh, bác sĩ, điều dưỡng trong ph🌠òng hồi sức sơ sinh vẫn cùng con tiếp tục cuộc chiến sinh tồn. Có những trường hợp hồi sinh kỳ diệu, em bé có sức sống mãnh liệt dù ra đời thiếu tháng và mang bệnh lý phức tạp.

TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Giám đốc Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết thêm, thời gian chăm sóc bé sinh non và cực non thường kéo dài nên các ♑bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý... thương các bé như con.

"Niềm vui của chúng tôi là thấy con phát triển tốt lên từng ngà🧸y, từng tuần. Lúc mới sinh bàn tay nhỏ xíu mà một tuần sau đã khác. Theo sát quá trình phục hồi, chứng kiến từ lúc đỏ hỏn, mỏng manh rồi cứng cáp hơn, ăn được, bú được... là niềm hạnh phúc khiến ch💖úng tôi như những người mẹ của các bé", bác sĩ Phượng chia sẻ.

Những chiếc lồng kính dù ấm áp, an toàn cũng không thể thay thế vòng tay yêu thương c💫ủa cha mẹ. Bác sĩ luôn tâm niệm phải đưa các con rời khỏi lồng kính, rời giường hồi sức, khỏe mạnh trở về với gia đình...

Theo bác sĩ Phượng, hiện nay, bên cạnh chuyên môn điều trị của bác sĩ, sự chăm sóc tích cực của điều dưỡng thì các kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu cũng hỗ trợ tối ưu cho ngành hồi sức sơ sinh, giúp nhiều em bé vượt cửa tử. Ví dụ, với trẻ sinh non tháng 𝓀là phổi bị xẹp phải bơm thuốc giúp phổi nở ra, hoặc dùng máy trợ thở hiện đại, hỗ trợ theo nhu cầu. Bé thở yếu máy hỗ trợ nhiều, bé thở mạnh máy hỗ trợ ít lại, vừa đủ để bảo vệ và giảm tổn thương phổi. Xu hướng hiện nay các bệnꦉh viện cũng dùng kỹ thuật điều trị mới ít xâm lấn, hạn chế tối đa tác dụng phụ cho em bé.

"Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng đang hướng dần vào điều trị ít xâm lấn, nhẹ nhàng, chú trọng chăm sóc vài giờ s🗹au sinh vì đây là thời gian vàng để bảo vệ phổi và não cho em bé. Sự phối hợp đồng bộ giữa bác sĩ sản và sơ sinh trước, trong và ngay sau si😼nh đảm bảo cho mẹ tròn con vuông", bác sĩ Phượng cho biết.

Trung tâm Sơ sinh của BVĐK Tâm Anh nằm ngay cạnh Trung tâm Sản Phụ khoa, Trung tâ✃m Tim mạch, giúp phối hợp điều trị tối ưu, áp dụng được phác đồ "phút vàng" cho bé sinh non,𝓡 cực non. Ít có trung tâm Nhi - Sơ sinh nào có được lợi thế này.

Khi trẻ có vấn đề não thiếu máu hay thiếu oxy cục bộ, trung tâm cũng sẵn sàng hệ thống hạ thân nhiệt chủ động. BVĐK Tâm Anh đầu tư xe chuyển viện chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh để đón trẻ nhanh chóng, an toàn từ mọi nơi.

Không chỉ điều trị bệnh lý, tâm lý mẹ và bé cũng được bác sĩ quan tâm. Theo bác sĩ Phượng, phải xa mẹ từ khi mới sinh, đôi khi em bé sinh non sẽ thiếu sự gắn kết với mẹ trong những ngày đầu đời. Mặt khác,🎐 xa con, lo cho con cũng khiến các mẹ dễ rơi vào trầm cảm. Do đ🔯ó, cần xây dựng sự gắn kết mẹ - con từ lúc ở bệnh viện.

Thay vì cách ly h꧑oàn toàn, bệnh viện chú 🅷trọng tạo điều kiện cho mẹ tiếp xúc với con sớm. Các bác sĩ cũng tư vấn tâm lý, sắp xếp cho mẹ vào thăm con thường xuyên, trò chuyện, tương tác với bé.

Người mẹ cũng được hướng dẫn cách chăm sóc con trong phòng nuôi đặc biệt. Bé được da kề da, truyền hơi ấm từ mẹ. Mẹ hít thở kích t🃏hích ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚem bé thở theo, hỗ trợ hô hấp, giúp bé ổn định nhịp tim, giảm các cơn ngừng thở, tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, đồng thời hỗ trợ tích cực cho sự phát triển não bộ của bé...

Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh hiện có 6 bác sĩ, 23 điều dưỡng; gồm khoa Sơ sinh, NICU (hồi sức sơ sinh). Đơn vị chủ yếu điều trị cho trẻ dưới 30 ngày tuổi, đặc biệt là trẻ sinh non từ 24 tuần tuổi; hồi sức bệnh nặng, bệnh phức tạp, bệnh lý cần phẫu thuật; trẻ bị nhiễm trùng sꦫơ sinh gây biến chứng não úng thủy, suy hô hấp; thực hiện sàng lọ🍸c bệnh lý bẩm sinh để đưa ra phác đồ điều trị ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc vừa lọt lòng.

Với tâm niệm "không thể bỏ lại bất cứ trẻ thơ nào nếu y học còn có thể cứu vãn", TS.BS Cam Ngọc Phượng cùng đội ngũ chuyên gia Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh đang đặt ra những mục tiêu toàn diện hơn: Hồi sức và hỗ trợ trẻ sinh non chuyên sâu. Cụ thể, các ca bệnh là trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm); trẻ mắc dị tật bẩm sinh như dị tật đườn꧙g tiêu hóa cần can thiệp sớm (không hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh, tắc tá tràng, tắc - teo ruột; dị tật gây suy hô hấp cấp (hở môi và khe hở vòm hầu, thoát vị màng não tủy, thoát vị rốn, thoát vị hoành, teo dò khí khí thực quản); dị tật cơ - xương - khớp; dị tật tim bẩm sinh...

Nội dung: Mai Cat - Thiết kế: Hằng Trịnh

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng 🅠tôi có thể hỗ trợ bạn