Sáng 22/10, thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, cho biết từ khi có những phản ánh đầu tiên về tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đến nay đã hơn 8 tháng. Chính phủ, các bộ ngành đã tổ chức nhiều cuộc họp,🐠 gặp gỡ lắng nghe cán bộ y tế, "nhưng đến giờ chúng tôi thấy chưa có thay đổi nào về chính sách".
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khi dùng các máy cao cấp như máy xạ trị, CT thì phải mua của hãng độc quyền. Một bóng đèn d⛎ùng trong máy CT khoảng 3-4 tháng là hỏng, phải thay. Nhưng vì máy độc quyền của một hãng, nên khi thay bóng đèn hoặc các linh kiện kèm theo máy thì phải mua đúng loại của hãng đó mới sử dụng được. Tuy nhiên, nếu ghi rõ là mua bóng đèn của hãng cụ thể, thì sẽ bị coi là vi phạm chỉ định thầu.
"Theo quy định, khi đấu thầu phả෴i tham khảo ba gói giá. Nhưng khi mua máy cao cấ🥀p, chỉ có một hãng độc quyền thì lấy đâu ra gói giá khác để tham khảo?", ông Thức nói, cho hay đang có thực trạng là máy móc cao cấp ở các bệnh viện hư hỏng nhưng rất khó sửa chữa, rất bế tắc.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh, khi máy móc cao cấp ở bệnh viện công hỏng khó sửa chữa thì bệnh𒁏 nhân, nhất là bệnh nhân nghèo sẽ chịu thiệt thòi, không đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh. Nguyên nhân là người giàu có thể ra bệnh viện tư chữa trị, nhưng người dân nghèo thì khó chi trả được giá dịch vụ ở bệnh viện tư.
Đánh giá đây là vấn đề khẩn thiết, ông Thức đề nghị đạ⭕i biểu Quốc hội có ý kiến để các bệnh viện sớm có cơ chế sửa chữa ♉máy móc cao cấp khi hư hỏng. "Anh em Bệnh viện Chợ Rẫy như ngồi trên lửa vì máy CT hỏng mà không biết làm sao để mua thiết bị thay thế", ông nói.
Ông Thức cũng trăn trở về tình trạng bác sĩ bệnh viện công chuyển sang tư vì đây "chắc chắn đều là tinh hoa ngành y". Nếu không có giải pháp khắc phục thì người nghèo vào bệnh viện không có cơ hội tiếp cận bác sĩ giỏi. Đây là sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe nhân dânꦚ.
Theo Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, tồn dư quỹ bꦍảo hiểm y tế lớn, nhưng việc thanh toán bảo hiểm y tế cho các bệnh viện rất khó khăn. Bệnh viện Chợ Rẫy được "khoanh vùng" bảo hiểm y tế năm 2019 là 283 tỷ đồng. Tuy ꦓnhiên, đến nay số tiền này chưa được thanh toán hết cho bệnh viện.
"Trong ♐giai đoạn cấp bách này, Thường vụ Quốc hội cần ra nghị quyết giải quyết tức thì các vấn đề của ngàn🙈h y trong khi chờ sửa luật", ông Thức đề xuất.
Chung lo lắng với ông Thức, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đánh giá, hệ thống y tế đan🦋g có vấn đề rất nghiêm trọng khi nhân viên y tế thôi việc hàng loạt, thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế... Nhiều người dân phản ánh vào bệnh viện điều trị nhưng thiếu từ băng gạc đến thuốc u🐼ống, phải tự ra ngoài mua và không được bảo hiểm y tế thanh toán.
"Như vậy, chúng ta đang tước đi quyền lợi bảo hiểm ꦉy tế của người dân và làm giảm hiệu quả của chính sách này", bà Lan nói, thêm rằng kiềng ba chân của ngành y là y tế cơ sở, bệnh viện, cung ứng "đều đang yếu".
Theo nữ đại biểu TP HCM, nguyên nhân của thực trạng này là c🐷ơ chế, quản lý chưa tốt, tâm lý sợ làm là bị phát hiꦦện sai. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 30 về cơ chế đặc thù chống Covid-19, nhưng khi triển khai, giữa các đơn vị thanh tra, kiểm toán, công an "chưa nhìn nhận lẫn nhau, làm chùn bước những người muốn làm việc hiệu quả".
Cũng như ông Thức, bà Lan cho rằng nhân viên y tế rời bệnh viện công sang tư sẽ khiến đa số người dân thiệt thòi trong tiếp cận dịch v🌞ụ y tế. Do đó, cầ🤪n có cơ chế để hệ thống bệnh viện công lập phát triển xứng tầm, đảm bảo an sinh xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nêu thêm, ngành y tế đang rất khó khăn, nhưng mới được giải ngân 12% vốn đầu tư công. Như vậy, còn 🦂88% số tiền được giao mà ngành chưa tiêu được, trong khi rất nhiều vấn đề bức xúc. Bản thân ông Nhân đã đến bệnh viện tuyến Trung ương và thấy rõ cảnh thiếu đủ thứ, thậm chí thuốc xoa ngoài da giảm đau cũng không có.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa đề x♊uất Quốc hội có nghị quyết để giải quyết các vấn đề cấp bách về đấu thầu trong y tế và hàng loạt bất cập đang xảy ra trong ngành y.