Tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 1/11, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM đề xuất ban hành quy định bắt buộc người dân khám sức khỏe tiền hôn nhân. VnExpress phỏng vấn ông Thức về đề xuất này.
- Tại sao ông lại đề xuất quy định bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân?
- Trước khi🅘 làm Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, tôi từng là bác sĩ tim mạch. Chúng tôi tiếp nhận nhiều ca sản phụ bị suy thận, suy tim nặng, hẹp van tim. Có người đến lúc sinh con mới biết bị bệnh bởi trước đó chưa từng khám sức khỏe. Vì có bệnh lý, khi sinh con họ bị suy tim cấp. Nếu chúng tôi can thiệp kịp thời và tì💃nh trạng mẹ tương đối tốt mới hy vọng cứu được cả mẹ và con.
Nhưng đa số các ca sản 𓃲phụ chúng tôi tiếp nhận đều bệnh nặng, phải quyết định cứu mẹ hoặc con. Nếu cứu con, bác sĩ tính toán không dùng nhiều thuốc. Nếu cứu mẹ, phải dùng nhiều thuốc, sẽ ảnh hưởng thai nhi. Bác sĩ đứng trước quyết định rất khó khăn và đau lòng. Trong khi đó, những ca bệnh này có thể tránh được nếu người dân khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn mới biết một trong hai người có bệnh lý liên quan đến tình dục và di truyền. Sau khi sinh con, nhiều người mới biết con mang bệnh di truyền từ gen lặn, để lại hậu quả lớn. Thời gian qua, nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra liên quan đ🥂ến rối loạn hành vi. Không khám sức khỏe tâm thần tiền hôn nhân nên họ không hay biết và cũng không lý giải được vì sao.
N🦩ếu ban hành quy định bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân thì mỗi cặp vợ chồng trước khi kết hôn có thể chuẩn bị chu đáo cả về tâm lý và sức khỏe để tránh những hệ quả đáng tiếc sau này. Các thế hệ bác sĩ và nhà làm luật trước đây cũng từng nghĩ đến ý tưởng này nhưng trình độ y khoa, điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống và nhận thức người dân đều chưa thích hợp.
Tôi đặt vấn đề vào thời điểm này vì trình độ y khoa Việt Nam đã có nhiều tiế🐟n bộ, kinh phí khám bệnh không quá lớn, đời sống và nhận thức người dân đã được nâng cao.
- Nội dung khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm những gì?
- Khám sức khỏe tiền hôn 🌠nhân khác với khám tổng quát, cũng không phải khám sức khỏe sinh sản hay hậu sản. Bác sĩ sẽ tập trung khám chức năng cơ bản, sức khỏe tâm thần, tình dục, sinh sản. Sức khỏe tình dục gồm rối loạn xuất tinh, dị dạng cơ quan sinh dục mà có thể bản thân người sắp kết hôn không biết.
Sức khỏe sinh sản gồm khả năng sinh sản, chất lượng tinh trùng hoặc trứng của ông bố bà mẹ tương la🔯i. Các bệnh lý di truyền học và gen cũng cần được xé꧙t nghiệm để phát hiện sớm nếu cặp đôi kết hôn với nhau thì sinh con có mang bệnh hay không. Có gia đình bố và mẹ đều mang gen lặn nhưng con sẽ mang gen trội, cần khám sức khỏe mới biết được.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần khám các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, giang mai, HIV, bởi không loại trừ trường hợp có người bị nhiễm bệnh nhưng không cho bạn đời biết, nếu kết hôn sẽ gây hệ quả cho chính họ và thế 🃏hệ mai sau.
- Bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ mang lại lợi ích gì cho xã hội?
- Khám sức khỏe tâm thần tiền hôn nhân sẽ xác định một trong hai người có bị rối loạn hàn🎐h vi, rối loạn tâm thần hay không. Bệnh lý này nếu không khám thì không thể biết được. Nếu không may có người bị bệnh thì cần điều trị hoặc bác sĩ theo dõi, để sau khi kết hôn hạn chế tối đa bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến hàng xóm và xã hội.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp các bạn trẻ biết trước về khả năng sinh sản của người chồng hoặc vợ. Căn cứ trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho họ giải pháp góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình. Mỗi gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tăng năng suất lao động, đónꦿg góp tích cực cho xã hội.
Điều quan trọng nhất là khám sức🐽 khỏe tiền hôn nhân sẽ giúp phát hiện bệnh lý di truyền để can thiệp sớm, trước khi quyết định mang thai, tránh nhiều trường hợp sinh con ra mắc bệnh lý di truy🃏ền, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tôi đã chứng kiến nhiều gia đình sinh con bị dị tật và chăm sóc suốt mấy chục năm, rất đáng thương, nhưng cũng là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.
Khám sức khỏ⛄e tiền hôn nhân cũng giúp bác sĩ tránh phải rơi vào hoàn cảnh đưa ra quyết định cứu mẹ hoặc cứu con. Đã có trường hợp chúng tôi cứu được mẹ, nhưng chi phí điều trị quá nhiều và sức khỏe suy yếu nên cuộc sống của họ bị ảnh hưởng lớn.
- Sau khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, những người phát hiện bị bệnh lý sẽ được hỗ trợ gì?
- Nhiều người nghĩ rằng nếu khám sức khỏe tiền hôn nhân mà phát hiện bệnh thì không được đăng ký kết hôn - không phải 🦩như vậy. Đăng ký ꧟kết hôn là quyền công dân chính đáng, được pháp luật bảo vệ.
Đề xuất bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm mục đích luật hóa việc công khai, minh bạch về tình trạng sức khỏe và tâm thần của người dân trước khi kết hôn. Các cặp đôi có quyề✃n được biết tình trạng sức khỏe và tâm thần của người bạn đời và hiểu rõ những hệ quả có thể xảy ra nếu họ kết ♛hôn, từ đó đưa ra quyết định có kết hôn hay không.
Đơn cử, nếu bạn trai đ🌞i khám và biết mình không thể có con, thì bạn gái có quyền c♚hấp nhận hoặc không làm đám cưới. Nếu một trong hai người có bệnh truyền nhiễm thì cùng chữa trị trước khi mang thai. Có người được xác định nếu sinh con sẽ bị dị tật, sẽ được hướng dẫn xin con nuôi hoặc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân nên do bảo hiểm y tế thanh toán hay người dân tự chi trả?
- Tôi đề xuất chi phí này do người dân tự chi trả vì bảo hiểm y tế còn lo nhiều vấn đề khác cho người dân. Hiện na🌺y, người dân đi xin việc đều bắt buộc phải khám sức khỏe và cũng phải tự lo chi phí. Vậy thì việc khám sức khỏe trước khi kết hôn vì tương lai gia đình, thế hệ sau sao lại 𒀰không thể tự thanh toán? Tôi tin rằng các cặp đôi thực sự yêu nhau, muốn đến với nhau thì khoản chi phí này không phải là rào cản quá lớn với họ.
Tuy nhiên, Nhà nước cần có biện♛ pháp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn. Có thể dùng ngân sách hoặc huy động vốn xã hội hóa từ doanh nghiệp, nhà hảo tâm để hỗ trợ kinh phí cho nhóm yếu thế.