Sau khi được hồi sức cấp cứu khoảng 25 phút tại hiện trường hôm 11/3, bé được đưa vào Bệnh viện Quận 2. Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu, đặtꩲ nội khí quản, truyền thuốc vận mạch liên tục nhưng tình hình sứ✨c khỏe bé không cải thiện.
Bé hai lần ngưng tim ngưng thở, được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi đồng 2 t🎃rong tình trạng hônꦛ mê sâu, sốc thần kinh. Kíp bác sജĩ điều trị tiếp tục hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc vận mạch, tăng áp lực nội sọ nhưng nỗ lực này đã không còn ý nghĩa. Bệnh nhi tử vong chiều 13/3.
Người nhà kể nhà ở quận Bình Thạnh, hôm ấy gia đình đưa con đến hồ bơi ở quận 9 chơi. Đến lú𓃲c quan sát lại mới phát hiện bé đã chìm dưới hồ.
Bác sĩ điều trị cho biết do thời gian ch⛎ìm trong nước quá lâu khiến bé đã chết não. Đa số trẻ bị ngạt nước nếu ngưng tim ngưng thở quá 4 phút sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Nếu tình trạ꧙ng ngưng thở quá 10 phút, nạn nhân hầu như vô phương cứu chữa, khó tránh nguy cơ tử vong. Một số trường hợp có thể giữ được mạng sống nhưng để♒ lại di chứng nặng nề, phải sống đời sống thực vật.
Phát hiện và sơ cấp cứu trẻ đuối nước,🎶 ngạt nước bằng cách nhồi tim, hà hơi thổi ngạt trong thời gian vàng 4 phút đầu là cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp cung cấp máu và oxy lên não kịp thời. Sau khi sơ cứu ban đầu và gọi cấp cứu 115, trên đường đưa trẻ đến cơ sở y tế cần tiếp tục ấn tim hà hơi thổi ngạt liên tục không được gián đoạn. Rất nhiều trẻ đến viện vẫn không thể qua khỏi vì không đượ𒁏c sơ cứu đúng cách ngay khi xảy ra tai nạn.
Phụ huynh khi đưa con đến các khu vui chơi, hồ bơi phải có người quan sát, có đội cấp cứu thường trực. Trong nhà tất cả vật dụng chứa nước đều phải chú ý để đảm bảo an toàn cho trẻ.🔯 Ngạt nước do ngã chúi đầu vào xô, lu đựng nước, chậu nước, hòn non bộ... là tai nạn rất thường gặp cho trẻ nhỏ.
Hướng dẫn thao tác sơ cứu ép tim lồng ngực
Hướng dẫn thao tác hà hơi thổi ngạt