From: Le Minh Khoi
To: [email protected]
Subject: Cách xử lý
Kính gởi ban biên tập,
Chúng tôi nói không hẳn là vì kết quả điều trị còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của cháu. Đôi khi có những bệnh lý mà mặc dù được xử trí cấp cứu hồi sức đúng vẫn không cứu chữa được do mức độ 𒉰nặng vượt quá khả năng điều trị. Ở đây chúng tôi chỉ góp một vài ý kiến nhỏ mà thôi.
Thứ nhất, câu chuyện trên phản ảnh một thực tế đáng quan tâm là hệ thống cấp cứu của các tuyến y tế cơ🦩 sở, đặc biệt là cấp cứu nhi khoa còn rất hạn chế, nếu không nói là lạc hậu. Hiện nay ngành nhi khoa đang có kế hoạch nâng cao khả năng phát hiện, xử trí và vận chuyển bệnh nhi nặng nhằm giảm thiểu tử vong cho các cháu.
Thứ hai, tinh thần trách nhiệm của phiên trực rất đáng phê bình. Bác sĩ trực nhưng cả đêm không có mặt tại vị trí thì rõ ràng là quá sai. Theo chỗ chúng tôi được biết th♍ì ở trạm y tế xã, phường, số trường hợp cấp cứu không thường xuyên nên đôi khi bác sĩ giao lại cho y sĩ hoặc nữ hộ sinh trông coi, chỉ khi nào có trường hợp khó hoặc nặng thì mới gọi. Tôi nghĩ bác sĩ Thoại cũng chẳng đi đâu xa, nếu y sĩ Vin gọi thì ông đã có thể đến kịp thời. Điều đáng nói là khả năng chuyên môn của y sĩ Vin. Nhưng đáng lên án nhất là tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế này.
Vì bài báo chỉ cho biết cháu bé thuộc diện sơ sinh chứ không nói cháu bao nhiêu ngày tuổi. Nếu cháu bé đúng diện sơ sinh (tức là nhỏ hơn hoặc bằng 28 ngày tuổi) thì chỉ cần một trong hai dấu h🌄iệu sốt cao hoặc tiêu chảy cũng đã được coi là bệnh nặng. Lỗi đầu tiên là ở bác sĩ tư, nếu đúng tình trạng bệnh của cháu như trên mà khôn🐼g khuyên nhập viện đúng tuyến.
Với một tình trạng bệnh nặng nề như vậy thì hiển nhiên y sĩ không đủ năng lực chuyên môn để xử trí. Lẽ ra y sĩ Vin phải cho người gọi ngay bác sĩ t♑rực chính đến. Đằng này lại tự ý cho uống thuôc qua loa đại khái. Không biết thuốc đó là thuốc gì: kháng sinh, hạ sốt hay cầm tiêu chảy? Nếu đúng như lời bài báo thì cách xử trí ở đây cực💝 kỳ sai chuyên môn, sai ngay cả so với trình độ của một y sĩ và một nữ hộ sinh. Và rồi cũng chỉ với một phần tư viên thuốc, các nhân viên y tế này yên tâm đi ngủ, khi bệnh nặng hơn, họ không hề đánh giá lại.
Cái đáng nói nhất ở đây là thủ thuật ép bụng. Tôi không hiểu y sĩ Vin đã học ở đâu thủ thuật ép bụng này. Một cháu bé nhỏ tuổi như vậy khi ép bụng có thể gây vỡ các cơ quan 🃏b𝄹ên trong ổ bụng. Hơn nữa khi bụng chướng (không rõ có phải do thuốc cầm tiêu chảy hay không, vì không rõ là bác sĩ tư và y sĩ Vin đã cho cháu dùng thuốc gì), việc đè bụng cháu dễ làm nước trong dạ dày, ruột trào ngược lên phổi gây viêm phổi trầm trọng hoặc đôi khi gây ngạt và tử vong tức thì. Tóm lại thủ thuật này chỉ có nguy hiểm chứ không có lợi.
Với những thông tin ngắn gọn của bài báo, c♊húng tôi chỉ có một số ý kiến nhỏ như trên. Những thông tin trên không được sử dụng trong bất kỳ một thủ thục pháp lý nào. Việc điều tra và kết luận vụ việc phải do cơ quan chức năng thực hiện. Và việc này nhất thiết nên tiến hành.
Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với ban biên tập về mặt chuyên m🎉ôn.
Xin cảm ơn