"Tôi sững người, bởi bệnh nhân quyết định quá nhanh", bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, chia sẻ khi nhớ lại trường hợp này, ngày 16/11. Cụ ông nhập vi💙ện do tắc ruột, bụng chướng, buồn nôn, thể trạng mệt mỏi, kết quả sinh thiết phát hiện ung thư trực tràng giai đoạn muộn. Để điều trị, bệnh nhân cần xử lý tắc ruột trước, tiếp đó làm hậu môn giả và phẫu thuật cắt u nếu sức khỏe cho phép.
Bác sĩ cố gắng giải thích cho bệnh nhân, rằng chỉ cần phẫu🅠 thuật thì hiệu quả điều trị rất khả quan. "Tuy nhiên, sợ đụng dao kéo, bệnh nhân liền gạt phắt đi và xin về nhà dùng thuốc nam", bác sĩ Nam kể.
Khoản𝓰g 5 tuần sau, cụ ông nhập viện cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh, hy vọng sống chỉ 1%, do vỡ ruột. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân lúc này đã "rất ngặt nghèo", "giữ được mạng sống là một kỳ tích", không thể mổ cắt u, cũng không thể đóng hậu môn giả.♋ Thể trạng bệnh nhân vô cùng yếu do mắc nhiều bệnh nền như rối loạn chuyển hóa mỡ, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư và nhiều tổn thương nặng nề khác.
"Kể cả bệnh💛 nhân qua được ca mổ cũng chưa nói trước được điều gì", bác sĩ nói và thêm rằng đây là tình trạng đã được 🏅lường trước khi bệnh nhân từ chối điều trị. Suốt hai tuần, cụ sống lay lắt, dựa vào máy thở, toàn thân gầy rạc chỉ còn da bọc xương. Gia đình xin đưa người bệnh về nhà.
Theo bác sĩ Nam, một số bệnh nhân từ chối điều trị, một phần vì họ coi bệnh ung thư là án tử, có chạy chữa cũng không sống được nên buông xuôi. Mặt khác, người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh, tâm lý muốn bấu víu vào những nơi và cách điều trị "cam kết chữa khỏi". Trường hợp này thường gặp ở người l🌜ớn tuổi. Ngoài ra, tài chính cũng là rào cản khiến nhiều bệnh nhân bỏ cuộc.
Như một bệnh nhân nữ, 60 tuổi, bị ung thư trực tràng giai đ🔯oạn sớm, đã được làm hậu môn giả, khả năng khỏi bệnh rất cao. Bác sĩ hẹn bệnh nhân ba tuần sau mổ vào viện để đóng hậu môn và xạ trị, điều trị triệt căn tiêu diệt khối u, song bà từ chối. "Đây là trường hợp đầu tiên từ chối đóng hậu môn nhân tạo, nguyên nhân do người bệnh sợ đau đớn và không muốn làm phiền các con", bác sĩ nói.
Hơn 10 năm trong nghề, bác sĩ Bùi Quang Lộc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ൲cũng chia sẻ một số ít bệnh nhân từ chối điều trị, song "khi đã từ chối thì khá dứt khoát". Như một bệnh nhân nam, 62 tuổi, sau khi được phát hiện u gan đã từ chối sinh thiết vì cho r꧒ằng "nếu sinh thiết là ung thư sẽ không điều trị được".
"Suy nghĩ này quá dại dột, hiện y học đã có nhiều bước tiến, u gan ác tính kể cả giai đoạn muộn vẫn có khả năng kéo dài cuộc sống", bác sĩ nói và cho biết thêm 5 năm trước, kỳ vọng sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn muộn chỉ một năm nhưng hiện naꦕy là 2-3 năm. Với bệnh nhân này, chỉ có u ở gan trái, phẫu thuật tri🐲ệt căn, kỳ vọng sống là khoảng 5 năm.
"Trong điều trị ung thư, không ai nói trước được điều gì vì tiên lượng mỗi bệnh nhân khác nhau", bác sĩ giải thích và cho biết kíp bác sĩ tiếp tục hội chẩn để đưa ra phương án tối ưu, hy vọng thuyết phục người bệnh tr꧑ên đồng ý điều trị. Sự kiên trì của các bác sĩ mang lại kết quả, cuối cùng bệnh nhân cũng đồng ý điều trị🐓, ca mổ tiến hành ngày 17/11.
Mặc khác, "không vì sợ bệnh nhân bỏ điều trị mà bác sĩ nói dối về tình trạng bệnh", bác sĩ Lộc chia sẻ quan điểm và thêm rằng cần nói nhẹ nhàng nhưng chuẩn xác với người bệnh về khối u của họ. Người bệnh cần được giải thích để hiểu ung thư là bệnh ác tính nhưng điều trị sớm rất hiệu quả. Kể cả khi bệ🎃nh đã ở giai đoạn xấu, bác sĩ cũng thông báo cho người bệnh để họ có sự chuẩn bị cho bản thân, gia đình và trân trọng ngày💫 tháng còn lại.
"Bác sĩ phải đặt mình vào địa vị người bệnh để biết mình🗹 nên làm gì, từ đó đồng hành, chia sẻ giúp bệnh nhân đối mặt với sự thật", ông Lộc nói.
C🐎ũng chú ý đến yếu tố tâm lý, bác sĩ Nam đề cao kỹ năng giải thích và thuyết phục người bệnh ung thư trong điều trị. Theo anh, tất cả mọi người khi nghe tin mình mắc bệnh đều hoang mang, riêng bệnh nhân ung thư dễ kích động hơn vì suy nghĩ "ung thư là án tử" đã ăn sâu vào tiềm thức. Do đó, anh luôn ưu tiên chăm sóc💛 cho bệnh nhân ngay từ lúc khám bệnh, để giảm nhẹ về tâm lý và áp lực bệnh tật, hạn chế bỏ điều trị.
Theo ki♔nh nghiệm của bác sĩ Nam, thông thường, bệnh nhân ung thư muốn nghe chia sẻ về những người mắc bệnh giống họ nhưng đã khỏi, hơn là cách điều trị hoặc tiến bộ y học. Kỳ vọng sống của mỗi bệnh nhân ung thư꧂ cũng khác nhau. Vì vậy, bác sĩ cũng phải chuẩn bị tâm lý để thông báo và biết cách thuyết phục bệnh nhân tuân thủ phác đồ.
Gần 20 năm theo đuổi nghề y, day dứt lớn nhất của bác sĩ Nam là khi bệnh nhân tuyệt vọng, tiêu cực và không còn tin tưởng nhân viên y tế. Nhiều t♛rường 🅘hợp nặng, phải chịu đau đớn dày vò nên cầu xin được chết để giải thoát cho bản thân và gia đình.
"Đấy là thời khắc tôi thấy m✱ình bất lực nhất, không biết ứng xử thế nào vì không có nhiều kinh nghiệm và cũng không mong có kinh nghiệm giải quyết vấn đề này🙈", bác sĩ nói.
Còn bác sĩ Lộc hy vọng người bệnh không quá bi quan, không vội bỏ đi𓂃ều trị để "vuột mất cơ hội sống". Bệnh nhân nên tin tưởng bác sĩ điều trị bởi ung thư đang có rất nhiều phương án chữa tối ưu giúp cải thiện thời gian và chất lượng sống. Đối với người bệnh ung thư, thời gian sống sau 5 năm được xem là điều trị khỏi. Trường hợp tái phát nhưng được phát hiện sớm, bệnh nhân vẫn có hy vọng chiến thắng căn bệnh.
Thùy An