"Cứ ít lâu, tôi lại nghe thấy tiếng xe cứu thương, nhiều người thương vong đ🌞ược đưa đến viện. Cơ hội cứu người giảm đi từng giờ", bác sĩ Osama Sallom, làm việc tại Bệnh viện Bab Al Hawa, Syria, chia sẻ và thêm rằng cảnh tượng của trận động đất gợi nhớ đến một vùng chiến sự, mang lại ký ức đau buồn.
Trận động đất mạnh 7,8 độ diễn ra ngày 6/2, sau hai ngày cứu hộ, gần 8.000 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria thiệt mạng. Số nạn nhân có👍 thể tiếp tục tăng. Những nỗ lực giải cứu hàng trăm người mắcℱ kẹt dưới đống đổ nát vẫn tiếp diễn.
Bác sĩ Osama Sallom, thuộc Hiệp hội Y khoa Mỹ gốc Syria (SAMS), cho biết bệnh viện của ông tiếp nhận hơn 400 nạn nhân, bá🐲o cáo hơn 500 trường hợp tử vong.
"Hầu hết bệnh nhân là trẻ em bị mất máu và tử vong vì lạnh sau khi mắc kẹt dưới đống đổ nát. Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm, nhưng trời rất lạnh. Nhiệt độ xuống mức -1 hoặc -2 độ C, các đội cứu hộ p𝔉hải làm việc qua đêm", bác sĩ Sallom kể lại.
Theo ông, mỗi giờ bệnh viện tiếp nhận ngày càn🐼g nhiều nạn nhân. Bệnh nhân nằm chật kín khắp nơi kể cả hành lang. Bác sĩ Sallom cho biết bệnh viện thiếu rất nhiều nhân viên và thiết bị y tế. Tất cả phòng bệnh đều có người nằm, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
"Các giường của chúng tôi đều chật kín, mọi người p൲hải nằm trên mặt đất. Vài giờ sau đ🌼ó, mặt đất cũng hết chỗ luôn", ông nói.
Bꦗác sĩ Sallom cho biết biên giới đã bị đóng cửa hoàn toàn khiến họ không thể chuyển bệnh nhân đến Thổ Nhĩ Kỳ đౠiều trị tiếp, do nơi đây không đủ điều kiện thiết bị. Điều này gây ra rất nhiều áp lực cho bệnh viện mà ông đang làm việc.
"Chúng tôi phải tự xử trí những vế🍸t thương quá nặng của nạn nhân. Chúng tôi chỉ có một máy chụp CT, không có thiết bị chuyên dụng. Nhu cầu chụp CT rất lớn, các bệnh nhân phải đợi 3-4 tiếng mới đến lượt", ông nói.
Các cơn dư chấn mạnh liê🅰n tục xảy ra sau 5 phút. Ông Sallom cho biết bản thân rất lo 🐟sợ. Một người bạn của ông, cũng là giám đốc bệnh viện, đã mất gia đình. Vợ con ông vẫn đang kẹt lại ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình hình khiến bác sĩ Sallom nhớ lại vụ đánh bom ở Aleppo năm 2016, đã phá hủy các bệnh viện, nhà cửa và gi🥂ết ch༺ết hàng trăm dân thường.
"Tôi rất buồn. Sự cố này còn tồi tệ hơn đối với người Syria, bởi chúng tôi đã sống nhiều năm trong chiến tranh. Chúng tôi đang mất đi hy vọng giải cứu꧃ trẻ em, bởi nhu cầu thuốc men đang rất lớn, vật tư tiêu hao sẽ cạn kiệt trong vài giờ tới", ông nói.
Thục Linh (Theo Sky News, BBC)