Để cuộc mổ thành công vào ngày 22/3/2019, bác sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâmꦺ Phẫu thuật Thần kinh, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu🐭 nghị Việt Đức, cùng ê kíp mất 10 năm chuẩn bị.
Mổ não thức tỉnh là phương pháp được thực hiện trên não khi người bệnh vẫn tỉnh táo và có nhận thức. Cách này nhằm loại bỏ các khối u ở vị trí khó, bảo toàn các chức năng quan trọng của cơ thể sau mổ. Từ năm 2009, bác sĩ Hệ đã mời các chuyên gia ở châu Âu về Bệnh viện Việt Đức mổ thị phạm nhưng họ đều từ chối. Ông đành gác lại ước mơ, tiếp tục phẫu thuật nội soi gây mê như trước. Tuy nhiên, kỹ thuật này không thể can thiệp vùng u khó, trong khi chi phí giữa mổ nội soi và thức tỉnh kh💜ông chênh lệnh. Điều này khiến bác sĩ trăn trở khi chứng kiến bệnh nhân phải nhiều lần chịu đau đớn do không thể xử lý toàn bộ khối u trong một cuộc mổ.
Thay đổi hướng tiếp cận, bác🍬 sĩ Hệ mời chuyên gia Nhật Bản sang thăm bệnh viện và khảo sát trang thiết bị, chuẩn bị ca mổ thị phạm đầu tiên vào cuối năm 2018. Nam bệnh nhân 36 tuổi, từng được mổ não nhưng không thể lấy hết khối u do chúng nằm ở vị trí khó, hệ quả anh vẫn đau đầu và động kinh. Sau nghiên cứu, bác sĩ Hệ quyết định mổ não thức tỉnh với sự hỗ trợ của hai chuyên gia Nhật Bản. Bệnh nhân được gây tê để tránh đau khi rạch da, còn lại tâm trí tỉnh táo, nói chuyện và hát Quốc ca, cử động tay chân theo yêu cầu bác sĩ. Sau mổ, người đàn ông tỉnh táo, sức khỏe ổn định, không có di chứng.
"Đây là bước ngoặt của bác sĩ phẫu thuật não, g🍬iúp cắt được khối u nhiều nhất có thể mà vẫn bảo vệ được các chức năng nói và vận động 🔯của bệnh nhân", ông Hệ chia sẻ.
Sau hai ca mổ thị phạm, bệnh nhân 55 tuổi, ở Quảng Bình, là người đầu tiên được các𝓰 bác sĩ Việt Nam lấy trọn khối u 🍎não bằng phương pháp tỉnh thức. Hiện, người đàn ông khỏe mạnh, không có di chứng sau 4 năm.
Trước đó, ông bị đau đầu, tê bì và yếu tay, đi khám phát hiện u não. Nếu không phẫu thuật, bệnh nhân chịu di chứng đau đớn hoặc phải trải qua nhiều cuộc đại phẫu mới có thể lấy trọn khối u. Trường hợp cố gắngไ lấy hết khối u trong một lần, nguy cơ chạm🌸 vào dây thần kinh quan trọng hoặc di chứng, thậm chí đánh đổi tính mạng.
Sau hội chẩn, bác sĩ quyết định mổ thức tỉnh để bảo vệ chức năng não, giúp bệnh nhân làm việc và giao tiếp 🔜được sau mổ. Suốt một giờ, người bệnh tỉnh táo, nghe hiểu những điều kíp mổ nói, tiếng động của dụng cụ phẫu thuật, máy móc và thao tác bác sĩ. Nhờ đó, bác sĩ xác định được dây thần kinh vận động, quan sát trực tiếp và xử lý khối u chính xác hơn, không gây ra tổn thương nghiêm trọng.
"Ca mổ diễn ra trong ba tiếng nhưng chúng tôi mất 10 năm chuẩn ꦜbị🦂, điều tiến bộ nhất là có thể cắt trọn vẹn khối u ở vị trí khó", bác sĩ Hệ nói. Ông cũng là người khai mở cho phẫu thuật thức tỉnh tại Việt Nam, sau hai ca mổ có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài.
Đến nay, hơn 10 trườn𓄧g hợp được mổ não theo phương pháp thức tỉnh. Các bệnh nhân đều phục hồi tốt, không có di chứng. Chi phí ca mổ tương đương mổ truyền th𝔉ống.
Bác sĩ Hệ đến 🍎với ngành y do mẹ mắc bệnh phổi mạn tính, ngược xuôi khắp các bệnh viện để chạy chữa. Được anh trai động viên, ông thi ĐH Y Hà Nội, chắt chiu, thậm chí nhịn đói để theo học. Năm 1989-1990, chàng trai đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú, sau đó được cử sang Pháp học tập. Trở về, ông công tác tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đồng thời là giảng viên ĐH Y Hà Nội.
"Khi ấy là nghề chọn mình, chứ không vì lương bổng hay gia đình có người làm ngành y", bá♏c sĩ nói, cho rằng "hiện nghề đã thành nghiệp, 24 giờ mỗi n♎gày không đủ".
Nhiều năm làm nghề, bác sĩ Hệ tự nhủ may mắn ಌkhi được cử đi học tập ở các nước có nền y tế phát triển, mang về nhiều kỹ thuật hiện đại, thực hiện đa dạng ca phẫu thuật u não, nền sọ, mạch máu não, dị dạng, phẫu thuật thần kinh chức năng, thần kinh nhi.
Đến nay, ca mổ dài nhất do ông phẫu thuật kéo dài 19 tiếng, trên bệnh nhân nữ ngoài 40 tuổi, bị u màng não ở xương nền sọ. "Khối u rắn chắc như cục đá, các dây thần kinh bao quanh như rễ cây tua t🐷ủa, mềm oặt, nếu nhấc bổng kh💞ối u lên sẽ khiến bệnh nhân tử vong hoặc di chứng suốt đời". Bác sĩ phải dùng máy, tỉ mẩn mài sọ đồng thời bơm nước tránh để máy mài bị nóng, gây ảnh hưởng dây thần kinh và não.
Trong cuộc mổ dài, các bác sĩ thường thay phiên ra ngoài ăn uống nhẹ, thay quần áo mổ, riêng găng tay phải thay hai tiếng một lần để đảm bảo vô trùng.✨ Sau phẫu thuật, bệnh nhဣân phục hồi hoàn toàn.
"Tất nhiên là mệt, nhưng đây là trách nhiệm và đứng mãi thành quen. Trong p✤hòng mổ, thời gian dường như không còn tồn tại, đến khi kết thúc thì ai cũng mệt nhoài", bác sĩ nói, cho biết "nếu không yêu nghề thì khó theo đuổi được lâu dài".
Gần 40 năm gắn bó ngành y, bác sĩ Hệ không hối hậnꦆ vì theo đuổi công việc này. Ông ví phòng mổ của mình là nơi "tái sinh" những bộ não vàꩲ "nếu đã chọn thì phải trực tiếp xông pha trận mạc mới trưởng thành".
Mỗi khi nói về sự nghiệp, bác sĩ Hệ đều tri ân những thầy🌠 lớn đã dìu dắt, nhận mình chỉ là học trò. Còn ông khuyên thế hệ bác sĩ 🍸trẻ phải xem bệnh nhân như người nhà để chữa trị, bởi mỗi một ca bệnh là một bài học, một trải nghiệm, một cơ hội trau dồi.
"Để đền đáp người bệnh, cách ♎tốt nhất là trở thành bác sĩ tốt và điều trị bằng tất c🔯ả khả năng của mình", ông chia sẻ.
Thùy An