Tiến sĩ Đỗ Nguyên Tín, Chủ tịch Hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP HCM, ♔cho biết một trong số 6 bệnh nhi được mổ là bé gái 2 tháng tuổi nặng 4,5 kg bị rò mạch vành.
"Đây là bệnh nhi nhỏ tháng tuổi nhất được can thiệp loại dị tật này", bác sĩ Tín 🗹nói. Lỗ rò quá lớn, tim giãn to nên nếu để lâu có thể gây nguy hiểm tính mạng bé. Can thiệp sớm khi bé còn nhỏ kg sẽ có nhiều nguy cơ, khó luồn dụng 🅺cụ, đòi hỏi bác sĩ phải thao tác khéo léo.
Theo bác sĩ Tín, hội nghị năm nay tập trung bàn đến những ca can thiệp không theo quy ước. Thông thường ca can thiệp được thực hiện theo các hướng dẫn từ châu Âu, Mỹ. Thực tế điều trị ở một số nước châu Á, Việt N꧟am có nhiều trường hợp không nằm trong hướng dẫn, các bác sĩ phải đứng trước lựa chọn dừng lại hoặc cố gắng "xé rào", làm ng🐭oài hướng dẫn để giúp bệnh nhân.
"Các ca trình diễn đều là trường hợp nằm ngoài hướng dẫn, các chuyên gia cùng bàn luận, xem nên thực hiện, điều chỉnh thế nào cho hợp lý", bác sĩ Tín chia sẻ. Chẳng hạn l💟ần này các bác sĩ can thiệp bé 18 kg bị thủng lỗ 26 mm ở tim, trong khi giới hạn can thiệp ở trẻ nhẹ cân như thế này là lỗ thủng từ 18 mm trở xuống.
Các ca mổ tim từ Viện Tim Tâ♉m Đức, Viện Sức khỏe trẻ em quốc gia Hoàng hậu Sirikit (Thái Lan), Bệnh viện Đa khoa Đài Trung (Đài Loan),🍌 Bệnh viện Serdang (Malaysia), Viện Tim mạch quốc gia Nepal (Nepal) cũng được chiếu trực tiếp tại hội nghị.
Nhiều năm hỗ trợ chuyên môn các bệnh viện tại Việt Nam, tiến sĩ Lê Trọng Phi, Viện trưởng Viện🗹 Tim Bẩm sinh tại Đức đánh giá cao tay nghề của bác sĩ Việt, thực hiện nhiều kỹ thuật khó. Theo bác sĩ Phi, nhiều trung tâm đã bắt bịp các tiến bộ của thế giới, tuy nhiên chưa có sự phát triển đồng đều giữa các tỉnh.
Phó giáo sư Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết mỗi năm nơi đây can thiệp tim mạch khoảng 800-1.000 trẻ. Việt Nam có số lượng bệnh nhân đông,𓂃 nhiều trường hợp đến trễ nên số ca bệnh nặng, phức tạp nhiều. Hàng năm bệnh viện đón nhiều bác sĩ từ các nước như Anh, Ba Lan, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... đến học tập.