- Sống một mình bao lâu nay, anh chuẩn bị ăn Tết ra sao?
- Do tôi sống độc thân, lại chỉ ở trọ, từ lâu, với tôi ngày Tết là một dịp nghỉ lễ bình thường, không phải là dịp gì quá quan trọng. Thường ngày, tôi đã có tính thích "ăn ngon, mặc đẹp". Chuyện ăn uống mấy ngày xuân của tôi khá thoải mái. Chiều 30 Tết, tôi về nhà mẹ, ăn cơm cuối năm với mẹ và em tôi - Thành Lộc. Các ngày ꧙còn lại, tôi thích ăn m🐽ón ngon quán nào thì thoải mái, tự do ghé quán đó.
Tôi tin vào tâm linh nhưng ngày Tết lại không cúng kiếng gì cả ngoài việc về gia đình lớn thắp hương cho cửu huyền thất tổ. Tối 30, khi trở về phòng trọ 🍬một mình, năm nào cũng vậy, tới giờ cúng giao thừa là tôi đứng ngoài sân, mượn tạm bàn thờ của nhà bên cạnh để cầu nguyện ân trên phù hộ cho mình, cho gia đình và mọi người một năm mới thành công, sức khỏe, tránh được mọi xui rủi.
- Kỷ niệm ngày Tết nào đáng nhớ nhất với anh?
- Năm tôi 20 tuổi, tôi quen một người con gái. Hai chúng tôi yêu nhau lắm. Cứ ngày Tết đến, tôi và cô ấy lại chia sẻ thời gian bên nhau rất vui vẻ, đầm ấm. Cứ đến ngày 30 Tết, buổi sáng, tôi đến nhà nàng để phụ quét dọn nhà cử👍a đủ thứ. Tối 30, sau khi cúng Giao thừa, bao giờ hai đứa cũng đèo nhau đi lễ chùa, viếng khắp các ngôi chùa ở Chợ Lớn, Sài Gòn.
Nhưng tình yêu chúng tôi không thành, 24 tuổi, tôi chia tay người yêu. Cũng từ ngày đó, cứ đến ngày cuối cùng của năm là tôi nhớ cô ấy, lại tự hỏi "không biết giờ này người ta sống với chồng như thế nào? Khi người ta mua sắm Tết quét dọn nhà cửa, người ta có nhớ đến mình không?". Tối 30 Tết, tôi một mình xách xe chạy lòng vòng Sài Gòn, đi ngang chùa nào tôi cũng nhớ, buồn lắm. Vài năm đầu khi chia tay, tôi cũng có rơi nước mắt vào lúc giao thừa. Nhưng giờ, càng có tuổi, càng trưởng thành, những hiểu biết về cuộc sống làm cho tôi càng thấm hai chữ duyên nợ và♋ số phận. Giờ tôi chỉ còn buồn chứ không khóc. Tôi đã ngoài 50 tuổi, nhưng ký ức về những khoảnh khắc đầm ấm bên người yêu chưa bao giờ phai mờ. Chắc có lẽ nó chỉ mất đi khi nào tôi có được người yêu mới thôi (cười).
- Điều gì anh thường làm nhất vào ngày mồng Một Tết?
- Tôi có thói quen riêng, không biết có giống ai không, là ngày mồng Một không bao giờ tôi đi chúc Tết bất kỳ ai. Nếu mình đi chúc Tết, năm đó may mắn người ta làm ăn phát đạt, gặp toàn chuyện may thì không nói, lỡ người ta làm ăn thua lỗ hay có gì không vừa ý, biết đâu người ta lại có cớ đổ lỗi: "Tại Bạch Long xông đất". Vì vậy mà, từ người♓ thân trong gia đình đến bà con hay bạn bè, tôi dứt khoát không bao giờ chúc Tết ngay ngày đầu tiên của năm.
Vài ngày trước Tết, tôi đã đi chúc Tết, mua quà biếu những người thân yêu trong gia đình. Tối 30, sau khi đi lễ chùa, ăn cơm chay và xem ngày giờ xuất hành đầu năm xong, tôi chạy thẳng một mạch về nhà trọ ngủ. Sáng ra, tôi tự xông đất nhà mình, canh giờ đi diễn ở đoàn kịch Idecaf, phục vụ bà con ngày đầu năm. Còn nếu có dư chút thời gian ngày đầu năm, tôi đến rạp xem phim ủng hộ phim Việt Nam. Đi xem phim vào ngày mồng Một vắng vẻ lắm mà cũng có cái thú vị riêng. Thỉnh thoảng cũng có khán giả, hay fan hẹn tôi ra đường hoa🌳 Sài Gòn chụp ảnh, hoặc đi chơi.
- Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc - em trai anh - luôn có nhiều hoạt động sôi nổi, tạo dấu ấn trong nghề. Anh cảm thấy thế nào nếu bị so sánh với người em nổi tiếng hơn mình?
- Em trai tôi càng thành công tôi càng vui mừng. Hơn 40 năm gắn bó với sân 𒁃khấu, nghề diễn xuất đến nay, tôi luôn giữ cho mình tình yêu và sự nhiệt tâm, hết lòng với công việc mà tổ nghiệp ban cho mình. Tôi luôn cố gắng hết sức làm việc🙈 của mình, tôn trọng tài năng của người khác để học hỏi và phấn đấu, chứ không thích tính đố kỵ, ganh ghét kiểu tiểu nhân. Tôi áp dụng quan niệm sống này với các đồng nghiệp của mình, học trò của mình và cả những người không thích tôi, huống hồ gì là với em mình.
Ví dụ như ngày xưa, tôi đào tạo nghệ sĩ cải lương Vũ Luân. Vũ Luân hồi đó như "viên ngọc ẩn trong bùn", làm học trò tôi xong sáng sân khấu, đi diễn cùng với tôi như đồng nghiệp. Vũ Luân là thế hệ sau tôi, nổi trội hơn tôi, nhiều khi suất diễn bán vé được là nhờ có tên Vũ Luân thì t♏hù lao của tôi - dù là thầy - ít hơn trò cũng là đúng. Mỗi người một phần số, nhiều học trò của tôi giờ giàu hơn tôi. Nhưng học trò càng thành công tôi càng mừng. Tôi sống lạc quan, vô tư lắm, tôi không hay nghĩ ngợi hay buồn phiền những chuyện toan tính hơn thua vì cuộc đời ngắn ngủi lắm. Có khi gặp đây thì ngày mai cũng không còn n🎐ên vui được ngày nào hãy cứ vui.
- Có hơn 40 năm gắn bó với sàn diễn, vì sao bao lâu nay anh vẫn sống cảnh ở trọ, nhà thuê?
- Ở tuổi hơn 50, tôi vẫn ở nhà trọ. Một phần cũng vì tử vi của tôi chỉ ra rằng, số chỉ ở nhà thuê hoặc ở nhà vợ, chứ mua nhà cửa đất đai ruộng vườn thì thể nào cũng mất mát, tiêu tan. Nhưng nói thật, tôi cũng chưa có đủ tiền hay cơ hội để thử một lần xem số mình có đúng với tử vi không. Cuộc đời tôi từ khi đi hát năm 10 tuổi đến giờ tôi chưa bao giờ được cầm hay được thấy số tiền 100 triệu đồﷺng chứ nói gì đến mua nhà, mua đất. Nhiều khi, tôi không biết đồng tiền mình đi diễn "bay" về đâu. Ngày trước, tôi có mở lớp sân khấu ♊Đồng Ấu Bạch Long, tất cả tiền tôi dành dụm đổ vào cho sân khấu đó. Hiện giờ, ngoài đi diễn, tôi cũng có lớp dạy biểu diễn tuồng cổ, cải lương, kịch nói riêng cho một nhóm học trò. Thời tôi đến với sân khấu khổ ải lắm, nên giờ tôi còn làm được gì để giúp các em nhỏ tiếp cận nghề này thì tôi cố gắng hết sức.
- Điều mong ước lớn nhất của anh trong dịp đầu năm là gì?
- Chắc là ước trúng số độc đắc để có tiền mua nhà. Chứ ở nhà thuê riết cũng mệt lắm rồi (cười). Nói đùa vậy thôi, chứ điều mong mỏi lớn nhất của tôi l🧸uôn luôn là ước cho các loại hình văn hóa cổ truyền, nhất là mảng sân khấu truyền thống như: cải lương, chèo, hát bội.♑.. luôn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Cải lương hiện nay chưa "chết" nhưng không còn thời hoàng kim như ngày xưa. Nếu không có người đứng ra dạy lớp trẻ về nghệ thuật truyền thống, các bộ môn nghệ thuật ấy sẽ mai một dần. Tôi luôn rất trân trọng khán giả đến với sân khấu cổ truyền, dù lớp khán giả ấy còn nhiều hay ít, phải vẫn luôn có họ để tiếp sức cho sân khấu. Vì vậy mà, người nghệ sĩ, trong đó có tôi, phải cố gắng trong sức lực của mình để không làm phụ lòng khán giả.
Thoại Hà thực hiện