Bạch Tuyết góp mặt ở 50 over 50 - Top 50 phụ nữ châu Á có tầm ảnh hưởng, do tạp chí Forbes công bố hôm 17/1. Là nghệ sĩ Việt duy nhất trong danh 🌃sách, giọng ca gạo cội đượ🍨c ghi nhận bởi những cống hiến cho cải lương - tuồng cổ, cùng tinh thần lao động không ngừng.
Bạch Tuyết nói khi hay tin, dòng hồi ức tuổi thơ bỗng ùa về trong tâm tưởng bà,ཧ lúc còn là cô bé mê hát ở vùng Châu Đốc, An Giang. Thời thơ ấu của Bạch Tuyết không mấy trọn vẹn khi mẹ qua đời lúc bà mới tám tuổi, cha lấy vợ khác.
Sống cùng mẹ kế và những người c🦹on riêng, cô bé Nguyễn Thị Bạch Tuyết thường thấy cô đơn, trống vắng. Năm 14 tuổi, cô nảy sinh tâm lý muốn nổi loạn, kết giao vớꦚi một nhóm bạn đua xe, rồi được gia đình gửi vào trường nội trú. Nhớ những lời mẹ dặn lúc sinh thời - "Hãy sống để trở thành người có ích", Bạch Tuyết quyết chí tu dưỡng.
Ngày đó, Bạch Tuyết sớm bộc lộ năng khiếu ca, ngâm thơ, thường được thầy cô khuyến khích trình diễ൩n các bài tân nhạc trong những đêm văn nghệ. Bà có cơ hội gặp gỡ các tiền bối về đờn ca tài tử trong trường, tài n♕ăng được trau dồi thêm.
Với Bạch Tuyết,𝔍 nghệ sĩ Thanh Nga là người đầu tiên giúp bà mở rộng cánh cửa đến với cải lương. Một lần, bà chen chân vào hậu trường để xin tấm ảnh của Thanh Nga sau đêm diễn. Một cách hữu duyên, cô bé 14 tuổi với đôi mắt sáng, khuôn mặt bầu bĩnh được "nữ hoàng sân khấu" để ý.
"Chị nâng cằm tôi rồi hỏi có biết hát không. Tôi trả lời biết đôi chút, và được chị khuyên nên học cải lương, vì 'gương mặt🙈 này mà đi hát là cưng nổi tiếng lắm đó'", Bạch Tuyết hồi tưởng. Bà dần bước chân vào con đường ca xướng, được soạn giả Điêu Huyền - cha nuôi lúc đó - giới thiệu vào đoàn Kiên Giang.
Cơ duyên trở thành ngôi sao đến với Bạch Tuyết vào năm 17 tuổi. Khi ấy, đào chính của đoàn Kiên Giang vắng mặt đột xuất, Bạch Tuyết được ông bầu gánh hát giao vai chủ chốt - cô lái đò Lệ Chi trong vở Lá thắm chỉ hồng. Bà khiến khán giả sửng sốt với chất giọng thổ pha kim ngân vang, cùng lối xử lý tinh tế, nhuần nhị trong làn hơi lẫn biểu cảm diễn xuất. Bạch Tuyết nổi tiếng chỉ sau 🔴mộඣt đêm, được danh ca Út Trà Ôn mời về đoàn Thống nhất.
Tên tuổi bà ngày càng vang xa với vai đào chính trong vở Tiếng hát Muồng Tênh. Say mê ca hát nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi học vấn, có thời gian, Bạch Tuyết xin nghỉ nửa năm để ôn thi tú tài. Khi trở lại với đoàn Bạch Vân, nghệ sĩ không mất thời gian để bắt kịp đồng nghiệp, ngược lại thêm tỏa sáng với giải Thanh Tâm. Trên sân khấu củ𓃲a lễ trao giải năm 1963, bà được chính thần tượng - nghệ sĩ Thanh Nga - trao cho danh hiệu Diễn viên triển vọng, ngang hàng với những ngôi sao đương thời như Tấn Tài, Diệp Lang.
Khi Bạch Tuyết gia nhập đoàn Dạ Lý Hương, sự kết hợp cùng tài tử Hùng Cường giúp sự nghiệp bà thêm thăng hạng. Nghệ sĩ cho biết lúc mới hát chung với Hùng Cường, bà áp lực vì bản thân chỉ có vài năm thâm niên vào nghề, trong khi đàn anh đã là ngôi sao lớn. May mắn, nhiều soạn giả của đoàn bấy giờ - đặc biệt là Hà Triều, Hoa Phượng - sáng tác loạt tác phẩm "đo ni đóng giày" cho cả hai.
Từ đây, liên danh Bạch Tuyết - Hùng Cường bắt đầu nổi lên, được báo giới lúc bấy giờ ví von như đôi "sóng thần" của làng cải lương. Lập gánh hát riêng, đôi nghệ sĩ tiếp tục tạo nên nhiều cơn sốt vé với loạt vở Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cung thương sầu nguyệt hạ.
Nghệ sĩ Lệ Thủy - đồng nghiệp nhiều năm - cho biết ngoài giọng hát, điều bà ngưỡng mộ Bạch Tuyết là khả năng diễn tâm lý đạt đến độ chuẩn mực. Chẳng hạn, với tác phẩm kinh điển Đời cô Lựu - cả hai từng diễn chung ở đoàn 284 vào thập niên 1980, bà tâm đắc cách Bạch Tuyết như "trút hết gan ruột" ở cảnh diễn cùng hội đồng Thăng (nghệ sĩ Diệp Lang). Trong phân đoạn này, sau khi bị ông hội đồng chất vấn, cô Lựu (Bạch Tuyết) ngửa mặt lên trời khóc, mọi uất ức dồn nén suố🌳t hàng chục năm như vỡ òa.
Nhìn lại sự nghiệp, Bạch Tuyết cho rằng bà trụ vững trong nghề suốt 60 năm nhờ luôn nỗ lực học hỏi. Thời trẻ, bà học bằng cách quan sát cuộc sống tꦫrong mỗi chuyến đi, từ những cuốc xe đò liên tỉnh đến các buổi tòa xử vợ chồng ly hôn để làm giàu vốn sống, có thêm chất liệu nhập vai.
Những năm gần đây, Bạch Tuyết học lớp trẻ về tư duy âm nhạc. Từ năm 2016, nghệ sĩ nỗ lực kết hợp ca cổ với nhạc trẻ, như một cách tiếp cận thế hệ công chúng mới. Loạt bản thu cover phong cách vọng cổ, như Em gái mưa (hit của Hương Tràm), Lạc trôi (Sơn Tùng M-TP), Người lạ ơi (Karik, Orange) gây chú ý, thu hút hàng trăm nghìn lượt nghe. Đỉnh điểm, sự kết hợp của Bạch Tuyết cùng ca sĩ Hoàng Dũng trong Về nghe mẹ ru - tạo tiếng vang lớn, đạt gần 20 triệu lượt truy cập trên YouTube năm 2022 k🎃hi phối cải lương cùng giai điệu hip-hop.
Không phải sự đổi mới nào của Bạch Tuyết cũng được chấp nhận. Tháng 7/2023, ca khúc Tia sáng cuối cùng - Bạch Tuyết hát cùng rapper Wowy - bị nhiều khán giả nhận xét khó ng𒁃he, lối hát "thiếu ăn nhập", "khó thấm", "đánh mất bản sắc của hai thểꦅ loại". Nghệ sĩ nói chấp nhận những lời chê bai để cải lương dần mới mẻ, phù hợp hơn với thời đại. "Sống trong đời ai mà không bị gièm pha. Người mở đầu lúc nào cũng bị 'tiếng bấc tiếng chì', nhưng nếu không có người khai phá, nghệ thuật sẽ luôn cũ mèm", bà quan niệm.
Ở tuổi 78, Bạch Tuyết đang ấp ủ dự án "tâm huyết nhất đời mình", mang tên Học viện cải lương - game show bà sản xuất, cùng các nghệ sĩ Thanh Hằng, Châu Thanh phát hiện💜 các tài năng ca cổ. "Ngày trước, nhờ các bậc thầy, tôi mới được nâng đỡ và giao cho các vai để đời. Tôi mong có dịp truyền nghề, giúp các em tìm được các tác phẩm 'đo ni đóng giày', phù hợp tố chất, để góp phần khơi nguồn dòng chảy cải lương trở lại", Bạch Tuyết nói.
Mai Nhật