Tôi có đọc một số bài báo về việc đề xuất các địa phương tự chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10 công lập, và cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc điều này có hợp꧅ lý với đại đa số học sinh hay không.
Là một sinh viên của một trường kỹ thuật lớn ở TP HCM, cũng đã trải qua kỳ thi tuyển sinh vào 10 đầy căng thẳng đó, tôi có mộ💮t số nhận xét và ý kiến về vấn đề nh♋ư sau:
Thứ nhất, thi vào lớp 10 là kỳ thi tuyển đầu vào, kết quả sẽ được lấy từ trên lấy xuống giốn🍸g như thi đại học. Nó không giống với thi học kỳ, vốn chỉ dùng để đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh sau thời gian học.
Do vậy, về cơ bản, áp lự♕c khi thi tuyển sinh vào 10 sẽ luôn ở 🌳mức cao.
Thứ hai, tôi thấy nhiều người mong muốn giữ môn Ngoại ngữ I (thường là tiếng Anh) làm môn thứ ba cố định cho học sinh bớt áp lực khi ôn luyện. Cũng có rất nhiều người khác muốn môn thứ ba là môn bất kỳ, để tránh học lệch và 𒀰học tủ.
Về cơ bản, hai luồng ý kiến này đều là hợp lý và không mâu thuẫn với nhau. Ngoại ngữ I rất quan trọng trong hội nhập quốc tế, giúp chúng ta giao tiếp với thế giới, còn các môn khác như Sử, Địa, Vật lý... cũng có vai trò quan trọng trong việc hiểu các quy luật của tự nhiên và xã🅺 hội để 🎀áp dụng vào các vấn đề thực tiễn.
Mặt khác, con người chúng ta, không ai giỏi toàn diện cả. Có người mạnh ở lĩnh vực khoa học tự nhiên, cũng có người mạnh ở khoa học xã hội. Như🌟ng dù gì đi chăng nữa, đã là kiến thức phổ thông, cơ bản ở lớp 9, thì mọi học sinh phải biết, trước hết là để xử lý các vấn đề thông thường và phổ biến trong đời sống hằng ngà😼y, sau đó làm hành trang để học các lớp cao hơn.
🍎T𒁏ôi đã từng gặp không ít trường hợp nhiều người do học lớp 9 chỉ tập trung vào ba môn chính khi thi vào 10, khi học các môn như Vật lý, Hóa học hay Sinh học ở cấp 3 thì không hiểu bài học do mất kiến thức căn bản ở cấp dưới, dẫn tới bị tụt lại về sau. Điều này dẫn đến gặp khó khăn khi chọn ngành nghề và khối thi đại học liên quan tới những gì họ đã học.
Theo tôi, nên thay đổi thể thức thi vào 10 sao cho vừa đảm bảo vừa đáp ứng cả hai tiêu chí, là vừa có những môn trọng yếu như Toán, Ngữ văn và ngoại ngữ I, và vừa có môn học khác để tránh học lệch, học tủ.
Sau đây là ❀hai phương án tôi nghĩ sẽ đáp ứng tốt nhất cả hai tiêu chí này, dành cho🔥 hệ không chuyên:
Phương án một thi theo thể thức hiện hành, nhưng với 4 môn (Toán, Văn, Ngoại ngữ I và một môn bất kỳ tùy địa phương lựa chọn (hạn chót lựa chọn môn là trưඣớc ngày 31/3 hàng năm).
Với phương án này, Văn và Toán sẽ thi tự luận với thời gian thi là✨ 120 phút mỗi môn, tiếng Anh sẽ thi trắc nghiệm với thời gian là 60 phút như quy định hiện hành. Để giảm bớt áp lực cho học sinh, môn thứ tư sẽ thi trắc nghiệm cùng buổi với môn tiếng Anh và thời gian cũng là 60 phút.
Tổng điểm của thí sinh được tính bằng tổng điểm thi củaꦰ cả 4 môn cộng ꧑lại (Tối đa là 40 điểm).
Tuy nhiên, khi xét tuyển, nếu hai người có số điểm bằng nhau, thì ai có tổng điểm thi văn và toán cao hơn sẽ xếp trên (tính chỉ số phụ bổ sung). Thể thức thi trắc nghiệm với Ngoại ngữ I và Mô⛦n thi thứ 4 là 50 câu trắc nghiệm mỗi môn giống với thi THPT Quốc gia trước đây (Giai đoạn 2017 tới 2024).
Phương án hai: Đánh giá năng lực
Với phương án nà🌳y, có một ưu điểm vô cùng lớn là kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào 10 công lập hệ không chuyên trong đúng một buổi, nhưng🍎 vẫn đánh giá đúng trình độ của các thí sinh tham gia kỳ thi một cách toàn diện.
Thể thức thi như sau (giống với kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM): Tổng cộng 120 câu trắc nghiệm, điểm tối đa là 1200 điểm, thời gian làm bài 150 phút, bao gồm: 40 câu ở phần ngôn ngữ (gồm 20 câu ngữ văn và 20 câu ngoại ngữ I) (tối đa 400 điểm) 30 câu ở phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (Tối đa 300 điểm) 50 câu giải 💫quyết vấn đề (gồm 25 câu khoa học tự nhiên và 25 câu khoa học xã hội) (tối đa 500 điểm).
Trong mỗi🃏 phần, câu nào có số thí sinh trả lời đúng càng ít, điểm của câu đó nếu trả lời đúng sẽ càng cao và ngược lại. Đối với hệ thi chuyên, trong cả hai phương án, thể thức thi vẫn sẽ như hiện hành, tức là thi tự luận trong một buổi.
Hai phương án trên vừa gọn gàng, vừa ít yếu tố may rủi, vừa thỏa mãn hai điều kiện đề ra, đó là chống học tủ, học lệch và giữ áp lực cho học sinh khi ôn luyện ở꧒ mức vừa phải, không quá nặng nề nhưng cũng không quá nhẹ nhàng.
Phương án một sẽ không quá xa lạ với học sinh và các tỉnh thành tổ chức thi, vì nó gần giống với 💮thể thức thi bao năm qua. Phương án hai sẽ là một luồng gió mới, một luồng gió "tinh, gọn, mạnh" cho cả các tỉnh thành tổ chức thi, nhà trường cũng như học sinh.
Vì nó sẽ sàng lọc học sinh một cách mạnh mẽ và chuẩn xác trong thời gian rất ngắn, nhưng áp lực vẫn sẽ ở mức vừa đủ cho học sinh và nhà trường khi chỉ thi trắc nghiệm và thực hiện đúng một bài thi dꩲuy nhất cho tất cả c♏ác môn đã học.
Quan trọng nhất, vì thể thức của cả hai phương án gần giống với thể thức của các kỳ thi xét tuyển vào đại học trước đây và hiện nay, nên kỳ thi vào 10 cũng sẽ là bư🙈ớc làm quen hạng nặng cho các kỳ thi xét tuyển đại học, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia sau này.