Năm nay, ca khúc tròn 40 tuổi, vẫn thường được các ca sĩ chọn thể hiện tại nhiều sự kiện. Tác phẩm do nhà sản xuất phim Bến Thượng Hải đặt Hoàng Triêm (1941-2004) viết lời, Cố Gia Huy sáng tác nhạc. Theo tạp chí Văn Uyển ngày 4/5, lúc bấy giờ hai người trao đổi với nhau qua điện th🦋oại để thực hiện bài hát. Hai giờ sáng, Cố Gia Huy gọi điện cho Hoàng Triêm, ngân nga nhạc để đồng nghiệp ghi nhớ. 20 phút sau, Hoàng Triêm hoàn thành phần lời. Sáu giờ sáng, chủ nhiệm phòng thu âm gọi điện cho ông: "Anh Triêm, hay lắm, lời rất hay, khớp với nhạc".
Sinh thời, Hoàng Triêm từng nói lời bài hát xuất phát từ lần ông bị đau bụng tiêu chảy. Câu đầu tiên trong b♕ài: "Sóng dâng, sóng trào, sông dài nghìn dặm, nước chảy không ngừng" là từ trải nghiệm đau bụng của ông. Ông tưởng tượng để khắc họa Thượng Hải nửa đầu thập niên 1900, với ân oán tình thù giữa các băng đảng xã hội đen. Khi sáng tác lời nhạc phẩm, Hoàng Triêm chưa đến thành phố này. Về sau, có dịp thăm sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, ông từng nói: "Vừa nhìn tôi đã ngớ người. Sông ở đây làm gì có sóng dâng trào như tôi tưởng tượng, nước chảy rất êm đềm".
Qua giọng hát của Diệp Lệ Nghi, Bến Thượng Hải trở thành một trong những ca khúc nhạc phim Hong Kong nổi tiếng nhất. Xinhua nhận xét tiếng hát của Lệ Nghi vừa hào sảng vừa dịu dàng, toát lên âm hưởng vừa hào hùng vừa bi ai của bộ phim. Năm 2018, ở tuổi 71, bà Diệp Lệ Nghi hát live ca khúc, vẫn được nhiều khán giả khen ngợi giọng khỏe, nhả chữ tròn, rõ. Theo On, ca sĩ từng biểu diễn Bến Thượng Hải൲ không dưới 10.000 lần tại các sân khấu trên thế giới.
Trải bốn thập niên, bài hát đến nay mang sức sống mạnh mẽ, nhiều lần được các đoàn phim mua bản quyền sử dụng lại trong những tác phẩm mới. Năm ngoái, ca khúc vào top 10 ca khúc nhạc phim Hoa ngữ hay nhất, do hội đồng giám khảo New Age International Film Festival bình chọn. Không ღít ca 🍒sĩ Malaysia, Việt Nam, Thái Lan... từng thể hiện bài hát.
Hoàng Triêm là nhà văn, nhạc sĩ tên tuổi, một trong các đại diện tiêu biểu của văn hóa Hong Kong. Ông tham gia sáng tác hơn 2.000 bài hát, trong đó có nhạc phim Thiên Long Bát Bộ 1982, Anh hùng xạ điêu 1983, Bản sắc anh hùng, Thiện nữ u hồn, Tiếu ngạo giang hồ (bản điện ảnh 1990), Hoàng Phi Hồng... Cùng tiểu thuyết gia Kim Dung, nhà ๊văn Nghê Khuông, nhà phê bình ẩm thực - nhà báo Thái Lan, Hoàng Triêm được mệnh danh "Tứ đại tài🅷 tử" Hong Kong. Khi Hoàng Triêm qua đời năm 2004, gần 10.000 người dân Hong Kong tham dự lễ tưởng nhớ ông.
Như Anh (theo Wen Yuan, Ifeng)