Xin hỏi đường ở nơi nào ra đời cách đây 30 năm và được xếp vào hàng ca khúc nhạc phim tiếng Hoa nổi tiếng nhất mọi thời. Đến nay, bài hát này vẫn được nhiều ca sĩ gạo cội thể hiện trong các buổi trình diễn hoặc được chọn làm nhạc nền tại sự kiện. Nă𓆏m 2001, tác phẩm dẫn đầu trong một cuộc bình chọn ca khúc được người Hoa yêu thích nhất.
Xin hỏi đường ở nơi nào do Hứa Kính Thanh sáng tác nhạc, Diêm Túc viết lời. Ca từ không dài nhưng chứa đựng nội dung phong phú, vừa ca tụng sự dũng cảm trừ yêu diệt tà của Tôn Ngộ Không vừa khắc họa tinh thần vượt khó của bốn thầy trò Đường Tăng. Trong cuốn sách Xin hỏi đường ở nơi nào (Nhà xuất bản Văn Nghệ Giang Tô, 2012), đạo diễn Dương Khiết cho biết bà đặc biệt thích câu "Bao mùa xuân hạ t൩hu đông, bao hồi cay đắng ngọt bùi, xin hỏi đường ở nơi nào, đường ngay dưới chân thôi".
Giai điệu Xin hỏi đường ở nơi nào đến từ những hình ảnh rất bình dị trong cuộc sống. Một hôm khi đang ngồi trong phòng suy nghĩ nên sáng tác như thế nào, Hứa Kính Thanh nhìn ra bên ngoài thấy một người làm thuê đang ăn cơm h✃ộp. Ăn xong, anh vừa ngân nga hát vừa gõ lên chiếc hộp. Cảm hứng khúc dạo đầu bài hát đ𓃲ến từ đó.
Một lần khác, khi đang đi trên phố, Hứa Kính Thanh nhìn thấy rất nhiều sạp hàng bên ngoài Vườn bách thú. Tiếng rao bán vang lên khắp nơi. "Nhìn thấy bao người bôn ba vì cuộc sống, lòng tôi bỗng dậy lên rất nhiều cảm xúc. Điệu nhạc vang lên trong đầu". Lúc đó không mang giấy bút, Hứa Kính Thanh bèn xé bao thuốc lá cất trong túi, chạy đi mượn một câyও bút chì và viết những nốt nhạc trên vỏ bao thuốc lá.
Nhạc sĩ họ Hứa sử dụng âm thanh điện tử, guitar, trống điện tử cho ca khúc của mình. "Trước tôi, hầu như chưa có a💞i dùng nhạc điện tử trong phim truyền hình Trung Quốc", nhạc sĩ nói.
Sáng tác ca khúc là cảm hứng, tài năng của nhạc sĩ còn được chọn làm nhạc phim hay không là câu chuyện về tầm nhìn cũng như sự quyết liệt của đạo diễn.
Lúc mới ra đời, Xin hỏi đường ở nơi nào bị báo chí chê không phù hợp. Cấp trên của Dương Khiết cũng đưa ra những ý kiến rất khắc nghiệt. Các chuyên gia âm nhạc bấy giờ cho rằng bài hát chủ đề quá "Tây", nhất là việc sử dụng âm thanh điện tử. Họ nhận xét thứ âm nhạc này không thể dùng cho danh tác cổ điển. Những phản hồi này làm nhạc sĩ họ Hứa vô cùng t♓hất vọng, ông ngỡ mối hợp tác với đạo diễn đã chết yểu.
Thực tế không diễn ra như thế. Trong cuốn sách của mình, đạo diễn Dương Khiết viết bà không thể không suy nghĩ về góp ý của cấp trên song với vai trò đạo diễn, bà cần có chủ kiến chứ không thể làm việc theo kiểu "đẽo cày giữa đường". Nữ đạo diễn cho rằng bà đã mất nhiều thời gian, công sức để tìm được bản nhạc chủ đề ưng ý và quyết không thay𒉰 đổi, trừ khi tìm được bản ưng ý hơn.
Vì thế, Dương Khiết viết một bức thư cho 🥀cấp trên với lời lẽ kiên quyết: "Tôi nghĩ vấn đề của nhạc phim không nằm ở chỗ quê mùa hay Tây hóa. Tây du ký là phim thần thoại, không bị hạn chế bởi yếu tố thời đại hay khu vực. Trong p♛him có Ngọc Hoàng trên trời, Diêm Vương dưới đất, Long Vương dưới biển... Họ là người của thờꦫi đại nào?... Còn nữa, thế giới thần tiên kỳ diệu trên trời dưới bể là của khu vực nào? Bắt nhạc Tây du ký phải mang hơi thở thời đại, địa danh, chẳng phải là sự thiếu hiể꧋u biết với câu chuyện thần🅺 thoại? Thế giới của Tây du ký vô cùng khoáng đạt, trí tưởng tượng của 💞chúng t💃a cũng nên phong phú bay bổng. Nếu chỉ dùng các nhạc cụ truyền thống chẳng phải quá đơn điệu sao?".
"Tôi không đồng ý thay ca khúc chủ đề, vì bài hát của Hứa Kính Thanh phóng khoáng, réo rắt và mới mẻ. Anh ấ🍃y không nổi tiếng nhưng có hề gì, tôi không cần danh tiếng của anh ấy mà cần ca khúc", bà viết thêm.
Sau đó Dương Khiết nhấn mạnh với cấp trên rằng bà là đạo diễn của Tây du ký và phải chịu trách nhiệm về nghệ thuật của tác phẩm. Bà yêu cầu vị này không can dự vào công việc của bà. Nhờ sự quyết liệt đó, Xin hỏi đường ở nơi nào (Tưởng Đại Vi thể hiện) trở thành ca khúc xuyên suốt tác phẩm, cũng là bài hát vang lên trên trường quay Tây du ký, khích lệ tinh thần của đoàn làm phim trong thời kỳ thiếu thốn.
*Video: Tưởng Đại Vi hát live "Xin hỏi đường ở nơi nào"
Hải Lan