Tôi là một nhân chứng sống, từng làm tại một ngân hàng trong nhóm Big4. Sau khi kinh qua đủ các vị trí lớn nhỏ, tôi đã quyết định từ rời bỏ công việc ngân hàng sau gần 20 năm gắn bó, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, tôi không thể cân bằng được thời gian giữa cuộc sống gia đình và công việc hằng ngày. Trong khi mọi người đang nghỉ ngơi, thư giãn bên người thân cuối tuần, tôi vẫn âm thầm đi làm thêm giờ cả thứ bảy và chủ nhật để hoàn thành công việc được giao. Tất nhiên, tôi không được tính lương làm thêm vì đây là tự bản t༺hân tôi muốn làm, nếu không muốn hụt chỉ tiêu tháng.
Nhiều khi, bạn bè rủ đi nhậu vào cuối ngày nhưng tôi cũng không dám nhận lời vì lỡ hôm sau lơ đễnh, nhập số liệu nhầm là coi như "đi toong" (thời tôi làm việc ở bộ phận Back office). Chưa kể, nơi tôi ဣlàm việc có quy định check-in vân tay, nên nếu tôi đi làm muộn thì cuối tháng, cuối quý bị đánh giá xếp loại, đồng nghĩa với việc bị trừ lương thưởng.
Còn khi làm việc ở bộ phận Front office (quan hệ khách hàng), tôi lại phải chịu áp lực KPI khủng khiếp, trên đe (sếp) dưới búa (khách hàng), chạy chỉ tiêu đủ thứ như: cho vay, huy động vốn, nợ quá hạn, bán chéo sản phẩm (bảo hiểm, thẻ tín dụng...). Việc khiến tôi ớn nhất có lẽ là quản lý mấy khách hàng lớn. Cứ mỗi khi nghe💛 thông tin gì về chủ khoản nợ như đau ốm, ly hôn... là tôi lại mất ăn, mất ngủ, toát mồ hôi hột. Lâu dần, tôi 🍒bị bệnh mất ngủ kinh niên.
>> Nhân viên ngân hàng bán sức lấy lương cao
Tóm lại, làm nghề này có thể coi là "nhiều tiền nhưng bạc" (theo lời của một𝓡 bậc cao niên trong nghề) và bào mòn sức khỏe. Đó là chưa kể các buổi ăn nhậu, tiếp khách, quan hệ... liên miên như một phần của công việc. Do đó, muốn làm ngân hàng, bạn phải có sức khỏe tốt, yêu nghề và chịu được áp lực lớn. Đây cũng là những điều kiện cơ bản để ứng tuyển.
Thứ hai, đành rằng đây là một nghề có nguồn thu nhập đáng mơ ước đối với nhiều người, nhất là khi so với mặt bằng chung. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên ngân hàng lúc nào cũng chỉ có màu hồng. Những con số thu nhập hàng t🦩háng, hàng năm theo số liệu thống kê được công bố rộng rãi, chỉ là con số bình quân (bao gồm cả cấp quản lý, lãnh đạo) chứ không chỉ của riêng những nhân viên bình thường.
Thực tế, thu nhập của banker sẽ được tính tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm, chứ không phải thu nhập ổn định, đều đặn theo kiểu lương cứng. Bên cạnh đó, tùy theo vị trí công việc (chưa kể giảm trừ thuế thu nhập cá nhân) mà mức lương của mỗi người sẽ có sự chênh lệch lớn. Nếu làm nhân viên bình thường, mức thu nhập này có thể chỉ đủ để bạn chi trả phí sinh hoạt gia đình, chứ không dư dả gì nhiều.
>> Nước mắt sau 'đồng lương to' của nhân🅠 viên ngân 🧜hàng
Mặc dù bạn bè, người thân hết sức khuyên ngăn, nhưng tôi vẫn kiên định với quyết định nghỉ việc ở ngân hàng. Thậm chí, trước đó, tôi còn có cả cơ hội chuyển sang làm việc cho một ngân hàng khác có chế độ tốt hơn. Sau khi nghỉ việc ngân hàng, tôi chọn đi theo tiếng gọi của con tim, chuyển ra kinh doanh tự do, tức là làm chủ bản thân chứ không làm thuê cho ai cả. Mặc dù vậy, tôi không khuyên các bạn nhân𒅌 viên ngân hàng khác làm giống như tô♐i, bởi vì mỗi người sẽ có một quyết định phù hợp của riêng mình.
Sở dĩ tôi lựa chọn kinh doanh tự do là bởi bản thân đã hội đủ các điều kiện cần và đủ: có nguồn thu nhập thụ động ổn định, vốn tài sản đủ lớn, nhiều mối quan hệ... Tổng kết lại, sau ba năm bỏ việc ngân hàng để khởi nghiệp, tôi có thu nhập cao hơn trước, có được nhiều thời gian rảnh hơn và tự do đam mê hết mình với công việc mà bản thân yêu thích. Nói tóm lại, tôi rất thích câu nói: "Lựa chọn còn hơn nỗ lực". Mong rằng các bạn cũng sẽ có suy nghĩ thấu đáo để tìm cho mình những lựa chọn công việc phù hợp nhất thay vì chỉ đâm đầu "bán sức" làm những thứ không đam mê.
>> Bạn đang làm ngân hàng và muốn chia sẻ ý kiến về công việc của mình? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.