Tôi chỉ là một “cậu nhóc” bởi tôi đã không trân trọng tri thức khi đi qua một thời tuổi trẻ nông nổi. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về những trải nghiệm xương máu của bản th🥃ân, về hậu quả của việc chán học, qua đó hy vọng mọi người mình sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
‘Chiến tích bất hủ’
Một mùa tựu tr🌼ường nữa lại đến, tôi bỗng nhớ về những tháng năm trung học. Những tháng ngày mà tôi không chịu học, chính xác hơn là 12 năm lăn lộn “giang hồ” dưới cái mác “học sinh”. Trống trường gõ nhịp cũng là lúc t🐽iếng nẹt pô xe của tôi vang lên, bắt đầu cho một những chuyến “phượt” với đám bạn lêu lổng.
Trốn học, viết bản kiểm điểm, đứng cột cờ, “uố♎ng nước trà” với giám thị, rồi mời phụ huynh… đối với tôi ngày đó là chuyện nhỏ. Bởi ở nhà tôi đâu học gì, đến lớp mượn bài của bạn “chép lấy, chép để” trong vài mươi phút cho xong để thầy cô kiểm tra. Nói thật, chính tôi cũng không biết mình chép gì chỉ miễn sao có chữ, những lúc thầy cô giảng bài mệt đứt hơi thì tôi ngồi dưới ngủ, có lúc còn lầm bầm chửi rủa…
Thầy cô thực thi “hèo hình” (đánh đòn) nếu học sinh nào không làm được bài tập, dù trai hay gái ai cũng phải thực hiện hình phạt n🌼ày. Đứa làm được u✱ng dung tự tại, còn đứa không làm được đứng “nhún nhún”, “chớp chớp” như búp bê mà tay cầm cục phấn không “rặn” nổi một câu.
Những lúc thầy cô gọi tên tôi lên bảng trả bài, tôi không “ti toe” chạy tới cái bảng mà an phận nằm thẳng lên bàn “cho nó gọn”. Cứ nghĩ đây là ý tưởng thật thà, ai dè hành động láu cá của tôi bị thầ♊y cô “nhiệt tình” tăng thêm “hình hèo”. Phầ🌟n tôi vừa ấm ức, vừa xấu hổ.
Th🍰ành tích “hoành tráng” của tôi bị liệt vào thành phần học sinh cá biệt, suốt những năm đi học tôi chưa leo ra khỏi vị trí đó bao giờ. Dần theo năm tháng, tôi cũng được ra trường, đi làm kiếm sống như ai và tôi đã học được tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”.
Thực tại phũ phàng
Tuổi trẻ trôi qua trong những chiến tích bất hủ, tôi nhận ra trường học chính là nơi rèn luyện “nội công” cho các bạn trẻ, nộ🐼i công càng thâm hậu thì sau này ra đời “cú chưởng” của bạn sẽ càng mạnh mẽ. Những gì bạn không chịu tiếp thu 🔯ở trường học sẽ khiến bạn vấp ngã khi bước chân vào trường đời.
Nếu không học hành tớ🍸i nơi, tới chốn thì đảm bảo sau khi xem tờ giấy tuyển dụng các bạn sẽ phải thở dài ngao ngán, có khi tự dụi mắt để xem có nhìn nhầm hay không. Để rồi khi “lê” mắt tới phần yêu cầu bằng cấp là “a- lê- hấp” giấy đi đường giấy, người đi đường người.
Giờ đây, sau bao năm ham chơi và những điều tôi nhận được là chua cay, tủi nhục, cùng cực… cũng chỉ vì do học hành không tới nên tôi không thể nuôi mình chứ nói gì đến gia đình. Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán, tôi tự dằn vặt bản thân vì đã hoài phí thời gian đáng quý. Thế rồi, tôi đã có một quyết định táo bạo là quaꦓy về trường học nốt để ráng kiếm được tấm bằng.
Tôi cho quyết định này là táo bạo, bởi vì tôi là người chỉ cần tới trường học là tự thấy toát mồ hôi. Tôi không hề nói quá mà trường học với tôi thực sự đã trở 🧜thành nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, dù tôi có đi con đường nào thì quay trở về trường cũng là quyết định đúng đắn và sáng suốt n🐠hất.
🐟 Các bạn sẽ thấy khác khi nói chuyện với một vị bác sĩ so với một người bán vé số, cũng như những chủ đề trong câu chuyện mà bạn nói với họ cũng khác nhau, chuyện này tôi đảm bảo 90%. Vấn đề này tôi gọi là trình độ, giống như khi ai hướng nòng súng về bạn dẫu 100% không có đạn nhưng bạn vẫn thấy ớn lạnh sống lưng.
Trường học là chiếc chìa khóa mở🔜 ra cánh cửa tương lai
Trường học không chỉ là nơi cho ta tri thức, mà nó còn là chiếc chìa khóa hữu hiệu mở ra cánh cửa tương lai. Không ai giật hay ăn cắp, đánh phá chiếc chìa khoá đó cả. Cánh cửa đưa bạn bước vào những vị trí công việc có thu nhập ổn định và ngon lành đều luôn đóng kín, chỉ khi có "chìa khoá" thì cửa mới mở. Tuy nhiên chiếc "chìa khoá" phải đi chung với kho tàng kiến thức mới phát huy tối đa khả năng của nó. Còn bạn làm bằng "🐷cách này, cách khác" ♊có được thì tôi nghĩ nó cũng chỉ là một cây sắt không hơn không kém.
Hiện tại, hai chữ “học hành” với tôi không phải nghĩa học đi đôi với hành như ông bà ta🌠 đã nói mà “học” nó “hành” tôi đế mức ám ảnh và hoang tưởng. Sáng 6 giờ đi làm, đến 3 giờ chiều tan ca là tôi đến thẳng trường học, tận 9h45 mới về. Ăn uống, tắm rửa xong lại ngồi học cho đến tận 2h sáng. Vòng quay mỗi ngày lại tiếp tục, trừ 4 tiếng ngủ.
Ban đêm ngồi học bài khi độ tuổi đã lớn, nét mực và nước mắt hoà nhau lấm lem trang giấy trắng. Thế đó, nhưng tôi đã thấm nhuần cái gọi là đày đọa trần gian qua nhiều năm đi làm thấp kém, nên tôi thà bị "hành" tro🐠ng vài năm rồi thoát một đời coi bộ có lời hơn. Các bạn nên hiểu bằng cấp không đem lại sự giàu sang, danh vọng nhưng nó đảm bảo tuyệt đối cuộc sống của bạn mà không chết đói với một việc làm đỡ vất vả hơn.
Tôi đến tận giờ vẫn là “cậu nhóc”, bởi tôi 🧸còn đang phải “💟mài đũng quần” ở giảng đường nên các hành văn vẫn còn nhiều thiển cận. Nhìn thấy nhiều bạn trẻ đã và đang để thời gian trôi qua một cách lãng phí như tôi năm xưa khiến tôi thấy chạnh lòng.
Các bạn muốn tốn mười mấy năm thời gian để rồi ổn định hay là bất ổ🃏n, lao đao cả một đời? Đừ💃ng để như tôi đi qua một quãng đường dài mới quay lại dò dẫm “đánh lộn” với con chữ khi tuổi đời đang gần qua phía bên kia con dốc.
Ai đang học thì cố hoàn thành, ai đang muốn bỏ học hãy tính lại xem có muốn bị hành mấy năm theo công thức như trên tôi đã nói? Còn ai lỡ bước n🧸hư tôi thì cũng nên quay về trường để hoàn thành nốt những gì mình còn dang dở.
Cổng trường luôn luôn chào đón những ai thành tâm muốn cuộc sống tương lai của mình nhàn hạ, các bạn chính là những người nắm giữ chiếc chìa khóa dẫn đến tương lai chỉ có 🍒điều bạn có biết nắm bắt cơ hội hay không.
>> Xem thêm: 'Cô giáo n🌳hận phong bì 100.000-200.000 đồng th🌃ì có gì là xấu'
Chí Vân Tâm (San Jose, Mỹ)
Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống xã hội tại đây.