👍Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chủ đề được quan tâm rất lớn vì nó ảnh hưởng đến kinh tế liên quan hàng triệu người. Sau đây là bài viết của tôi với mong muốn được góp ý về một chính sách lớn liên quan đến kinh tế chung của xã hội
Tôi thấy có đề xuất là các chủ hộ kinh doanh phải tham gia BHXH bắt buộc🦩. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một đề xuất không thực tế, không phản ánh được thực trạng của các hộ kinh doanh.
ℱTheo số liệu thống kê, có hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam vào năm 2020. Trong số đó, có nhiều hộ kinh doanh có quy mô lớn, thu nhập cao và đã tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động của mình. Tôi cho rằng đề xuất đang nhầm lẫn giữa người đi làm thuê và người tự làm chủ. Thậm chí, với nhiều hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, thu nhập thấp và không có người lao động, chủ hộ vẫn chính là người tự cân đối thu chi và tính toán nguồn vốn, tất nhiên biết tự cân đối cho tài chính trong tương lai.
ಌĐể có căn cứ khách quan, chúng ta hãy thử làm một phép tính so sánh: Theo quy định, người tham gia BHXH tự nguyện phải đóng BHXH ít nhất 20 năm để được hưởng lương hưu (60 tuổi 6 tháng đối với nam và 55 tuổi 8 tháng đối với nữ). Mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn (theo quy định). Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x mức bình quân thu nhập tháng đã đóng cho BHXH.
🌌Dựa trên mục tiêu GDP đầu người bình quân 2023 (hơn 8 triệu đồng một người), giả sử chủ hộ là nam, bắt đầu tham gia BHXH tự nguyện vào năm 30 tuổi, lựa chọn mức thu nhập là 5 triệu đồng một tháng, để đóng BHXH cho đến khi 60 tuổi 6 tháng để được hưởng lương hưu phải đóng: 1,1 triệu x (30 x 12 + 6 ) = 402,6 triệu đồng.
Khi đó, mức lương hưu hàng tháng của anh A là: 3,35 triệu đồng (67% theo cách tính tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP♒). Mức lương hưu này có vẻ không theo kịp với chi phí sinh hoạt.
🦄Theo số liệu thống kê của một tổ chức, chi phí sinh hoạt trung bình của một người Việt Nam vào năm 2020 là khoảng 6 triệu đồng một tháng. Nếu tính theo tỷ lệ lạm phát, chi phí sinh hoạt vào năm 2050 (khi người lao động bắt đầu hưởng lương hưu) sẽ cao hơn nhiều. Với cách tính mức lương hưu hiện tại, chất lượng cuộc sống của người lao động có thực sự ổn khi về già hay không?
🎃Bây giờ, chúng ta hãy so sánh quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện với quyền lợi khi gửi tiết kiệm ngân hàng, tức là hoạt động đầu tư kinh doanh với lãi suất thấp nhất.
꧂Trường hợp mang số tiền 1,1 triệu đồng một tháng đi gửi tiết kiệm ngân hàng trong thời gian tương ứng, thì tiền vốn và lãi sẽ là bao nhiêu? Hiện lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng đang dao động từ 5,8% - 7,2%. Ta sẽ chọn mức lãi suất trung bình là 6,5% để tính toán. Sau 30.5 năm (366 tháng), người đó sẽ nhận được 1,27 tỷ tiền lãi và gốc.
꧅Khi đó, chỉ cần mang số tiền này gửi kì hạn 36 tháng vào ngân hàng, anh ấy sẽ có tiền lãi hàng tháng, tất nhiên vẫn còn nguyên tiền gốc và cửa hàng mua bán.
♏Chúng ta cũng nên nhớ đối tượng đang nhắc tới là người đi kinh doanh, họ cũng dùng những khoản lãi để đầu tư vào nhiều việc khác, như mua đi bán lại, nhà đất hay những khoản tiết kiệm dưới dạng đầu tư. Khoản tiền này chỉ là một hoạt động tiết kiệm trong nhiều danh mục của họ.
🥀Về BHXH tự nguyện: Cần điều chỉnh nhưng nên thực tế. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh quan trọng của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện tại chính sách này đang gặp tình huống khá kiêng kị trong quản lý kinh tế - tài chính: đó là loay hoay chỉnh sửa nhiều lần.
💖Tôi cho rằng người lao động đóng góp vào BHXH, thì họ có quyền quyết định cách sử dụng tiền của mình. Hơn nữa, việc rút tiền BHXH có thể giúp người lao động giải quyết các vấn đề khẩn cấp trong cuộc sống, như mua nhà, trả nợ, chữa bệnh hay kinh doanh. Trường hợp bên đề xuất muốn giữ quan điểm, xin hãy đưa ra căn cứ về pháp luật cũng như con số thống kê rõ ràng và thuyết phục để minh chứng.
꧑Tôi nghĩ, trước khi xem BHXH là nguồn an sinh chính, thì bản thân người làm BHXH phải tự tính toán để người tham gia có lợi ích tốt nhất. BH nhân thọ thuần túy kinh doanh, có lãi cao, họ làm được, tại sao BHXH với chủ trương không vì lợi nhuận mà không làm được?
💎Một khi quyền lợi tốt, phục vụ lịch sự, có tâm, thì người tham gia sẽ nhiều mà không cần bắt buộc. Bằng không, thì ta hãy để ngân sách làm việc đó. Người dân sẵn sàng vui vẻ đóng góp bằng thuế hay con đường khác, nếu biết khoản đóng góp đó dành cho phúc lợi của chính mình và con cháu trong tương lai.
Le Nam
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.