Hôm qua, Milan chật vật đánh bại đội mới lên hạng Pescara với pha ghi bàn duy nhất của Bonaventura từ một quả sút phạt. Hã꧂ng thống kê OPTA lập tức vào cuộc: Đấy là lần đầu tiên một cầu thủ của Milan ghi bàn từ một quả sút phạt trực tiếp kể từ tháng 9/2015. Hôm ấy, người sút phạt thành bàn chính là Mario Balotelli.
Đã có rất nhiều thứ trải qua trong một năm ấy. Leicester City đã kịp viết nên một trong những điều kỳ diệu lớn nhất lịch sử thể thao. Jose Mourinho đã trải nghiệm cảm giác bị sa thải hai lần bởi cùng một CLB. Zinedine Zidane viết tiếp huyền thoại ở Real Madrid với cú Undecima (danh hiệu Champions League thứ 11). Milan chuẩn bị rơi vào♊ tay của ông chủ người Trung Quốc, chấm dứt giai đoạn điều hành rực rỡ của bộ đôi Silvio Berlusconi - Adriano Galliani.
Còn Balotelli, đã có lúc tưởng như bị gạt ra khỏi bản đồ bóng đá thế giới💟. Milan trả anh lại Liverpool, để rồi chính Liverpool cũng chẳng muốn nhận anh nữa. Balotelli làm khán giả ở Euro 2016, chứng kiến tuyển Italy chơi một giải đấu tưng bừng mà không có anh. Sự n♚ghiệp của một trong những tiền đạo hứa hẹn nhất bóng đá thế giới chuẩn bị đi vào ngõ cụt.
Số phận lắm lúc hành xử như thế, đợi ta rơi xuống tận cùng tuyệt vọng rồi mới ném cho ta một chiếc phao cứu sinh. Chiếc phao ấy của Balotelli tên Nice, trong một vụ c꧋huyển nhượng lọt thỏm giữa hàng loạt những bom tấn mùa hè. Không ai ngờ được ở cái thành phố nhìn ra Địa Trung Hải miền đông nam nước Pháp ấy, Balotelli đã hồi sinh.
Nói chính xác hơn, Balotelli đã tái sinh trong một hình hài mới. Như Maester Aemon đã nói với Jon Snow trong "Trường ca băng hỏa" rằng: "Hãy giết chết cậu bé và để cho chàng trai ra đời". Balotelli quả đã trưởng thành hơn rất nhiều. Ở đó, anh cũng cười rất nhiều. Sau khi ghi b𒐪àn nâng tỷ số lên 2-0 trong trận thắng Nantes 4-1 mới đây, Balotelli chạy về phía các CĐV Nice, cúi đầu chào tri ân họ. Đấy là cách anh ℱxin lỗi cho chiếc thẻ đỏ phải nhận trong trận thắng Lorient hồi đầu tháng 10 này.
Baloꦫtelli quả thực đã khác. Rời xa Italy và Anh để đến với một giải đấu bình dân hơn, khoác một màu áo khiêm tốn hơn, Balotelli không còn chịu cái áp lực phải xù lông lên để chứng tỏ. Anh không còn là một Balotelli cố chối bỏ nguồn gốc Ghana của bố mẹ, cố vươn lên giữa một châu Âu tiến bộ nhưng chưa thể gột rửa được nạn bài ngoại và phân biệt chủng tộc. Nhưng nước Pháp, quốc gia với số lượng dân nhập cư da màu đông nhất lục địa già, cho Balotelli một cuộc đời bình thường như bao người khác. Và anh mỉm cười khi được sống cuộc đời mà có lẽ đã mất đến hai mươi mấy năm tìm kiếm.
Khi Balotelli vui vẻ trở lạ♉i, bàn thắng trở lại. Anh đã có bảy bàn trên mọi mặt trận, sau bảy trận đấu cho Nice mùa này. Cứ bình quân 69,8 phút, Balotelli lại nổ súng một lần. Anh góp phần mang Nice lên ngôi đầu bảng Ligue 1 với thành tích bất bại từ đầu mùa, hơn PSG và Monaco tới sáu điểm. Ở năm giải vô địch lớn nhất châu Âu mùa này, Nice là CLB có số điểm bình quân theo trận cao nhất, hơn cả Juventus, Bayern Munich và Real Madrid. Ở Pháp, người ta đang nói về một Leicester của phiên bản Ligue 1. Lần gần nhất Nice vô địch Pháp đã là năm 1959.
Balotelli là câu chuyện dễ thương nho nhỏ, trong tổng thể của một điều tuyệt vời lớn hơn ở Nice. Sau nửa thế kỷ lặn ngụp, Nice bỗng thấy mình đứng trong nhóm những đội bóng mạnh nhất nước Pháp mùa giải trước, khi cán đích ở vị trí thứ tư. Một mùa hè xáo trộn như kéo Nice trở lại với thực tế phũ phàng. Và chính các CĐV Nice đầu mùa này cũng không nghĩ đội nhà có thể lặp lại kỳ♐ tích của mùa giải gần nhất.
HLV của họ - Claude Puel - chạy theo tiếng gọi Premier League để đến Southampton. Nhưng quan trọng hơn, ngôi sao số một của họ - Hatem Ben Arfa - đã chuyển sang PSG. Cũng như Balotelli mùa này, Ben Arfa đã hồi sinh, đồng thời chơi thứ bóng đá đẹp nhất sự nghiệp trong màu áo Nice. Anh ghi 17 bàn, kiến tạo sáu bàn và có nhiều pha lừa bóng qua người nhất châu Âu mùa trước (152). Bên cạnh đó là những cuộc chia tay Valere Germain (14 bàn, 7 pha kiến tạo), Nampalys Mendy (xếp thứ ba trong danh sách những cầu thủ chuyền bóng chính xác nhất châu Âu với 2.717 đường chuyền𝄹 đến đúng địa chỉ), và hậu vệ phải Jeremy Pied theo chân Puel sang sân St Mary’s.
Để tái xây dựng đội bóng, Nice lựa chọn HLV Lucien Favre. Nhà cầm quân người Thụy Sĩ đã làm nên tên tuổi ở Moenchengladbach khi biến đội bóng chỉ lo trụ hạꦬng này hướng đến châu Âu. Khi Gladbach bổ nhiệm Favre vào tháng 2/2011, họ đang đứng chót bảng xếp hạng Bundesliga. Để rồi trong bốn mùa bóng trọn vẹn cùn⛦g HLV này, họ lần lượt xếp thứ tư, tám, sáu và ba.
Favre rất thành công với sơ đồ ba trung vệ, cách chơi đang làm nên tên tuổi cho Antonio Conte. Ông cũng nổi tiếng là biết cách phát huy tối đa những nguồn lực hiện có. Balotelli, với quá khứ lẫy lừng, chỉ là bề nổi của tảng băng. Phía dưới anh còn có Yoan Cardinale, thủ thành 22 tuổi nhưng chơi chững chạc. Trên Cardinale là hậu vệ kỳ cựu Paul Baysse và tân binh Dante, gã vô danh được chính Favre biến thành ngôi sao ở Gladbach. Người còn lại trong hàng thủ ba người là cậu bé mới 17 tuổi Malang Sarr. Sarr là nhân vật duy nhất đá trọn vẹn không thiếu phút kể từ đầu mùa. Với tỷ lệ chuyền bóng chính xác 89% và bình quân 3,3 pha cắt bóng một🧜 trận, nước Pháp có vẻ như vừa khai quật được một viên ngọc thô.
Tiền vệ Vincent Koziello, 20 tuổi, đang lọt vào mắt xanh của các CLB mạnh nhất nước Pháp. Tân binh 21 tuổi, Wylan Cyprien, chứng tỏ giá trị với hai bàn và hai pha kiến tạo. Nhưng hay nhất từ đầu mùa phải là Ricardo Pereira, được mượn hai mùa từ Porto với hy vọng trám vào vị trí mà hậu vệ trái Amavi để lại. Kết quả Pereira đang chơi rất hay ở... cánh phải. Với một bàn, ba pha kiến tạo và 3,6 pha xoạc bóng mỗi trận, Pereira đang có điểm số bình quân cao nhất trên trang chấm điểm cầu thủ Whoscored.
Cũng không thể không nhắc đến chân sút số một Alassane Plea,ജ mới 23 tuổi, bảy bàn từ đầu mùa và tiền vệ dẫn dắt Jean Seri, 25 tuổi, với sáu pha kiến tạo. Kể ra để thấy ở tuổi 26, Balotelli và tiền vệ Younes Belhanda bây giờ giống như những đàn anh trong đội.
Những cái tên vừa nêu, cũng như Leicester mùa trước ở Anh, đều là những người từng va vấp. Chỉ hai mươi mấy tuổi, nhưng đời họ cũng đã trải qua mấy chặng phong trần. Và ở cái thế không còn gì để mất, tất cả bỗng trở về thứ bóng đá nguyên thủy nhất, đầy vô tư và lãng mạn. Đầu mùa giải này, Nice từng kiếm được hơn 100.000 đôla cho từ thiện thông qua việc bán áo đấu để ủng hộ nạn nhân của𝔉 vụ khủng bố ở Paris hồi tháng 7. Rồi họ ra sân trong trận gặp Rennes với chính chiếc áo đặc biệt có in hình trái tim ấy. Hôm ấy Nice thắng 1-0, khởi đầu cho một hành trình lãng mạn đưa mình lên ngôi đầu Ligue 1.
Từ trái tim trên áo đấu đến trái tim trong lồng ngực, thành phố Nice bỗng trở nên dễ thương lạ thưꦺờng, như cái cúi đầu tạ ơn của Bal♓otelli!
Hoài Thương