Cuộc điện thoại đến lúc 8h ngày 15/2. "Vợ con sinh con gái lúc 7h rồi, vào viện từ 3h sáng nhưng vội và sợ con lo lắng nên mẹ không báo", cuộc gọi của mẹ khiến thượng úy Trọng đi từ vui sướng sang thấp thỏm vì không biết sức khoẻ của vợ con bây giờ ra sao. Nhưng anh không có thời gian để hỏi kỹ qua điện thoại. Lúc này hàng nghìn người đang chờ làm thủ tục nhập cảnh về nước ở Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bắc Luân (Móng Cái), an🗹h và các đồng đội cần tập trung cho nhiệm vụ.
Mải miết với công việc đến 15h cùng ngày, khi bác sĩ cho phép vợ cầm điện th🌟oại, gọi video cho anh, lo lắng của thượng úy Trọng mới được giải toả. Nhìn con gái qua màn hình♔ điện thoại, Trọng vui sướng khi thấy gương mặt, đôi mắt, cái miệng giống mình. Anh dặn vợ cố gắng ăn uống cho lại sức, sau đó lại tiếp tục công việc.
"Tôi định dành phép để khi vợ đẻ thì xin nghỉ về chăm sóc nên Tết vừa rồi ở lại trực. Nhưng người tính không bằng trời tính, dịch bệnh xảy ra, 5 tháng rồi tôi c𝐆hưa được về. Nhà ở Bãi Ch♌áy, chỉ cách đồn 180 km.", Trọng tâm sự.
Lễ đầy tháng con, người lính biên phòng chỉ được nhìn thấy con lớn lên qua màn hình điện 🎐thoại. Tạm gác mong muốn được về nhà, Trọng tiếp tục tập trung cho công việc. Là Phó trạm trưởng biên phòng cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, anh cùng hai sỹ quan khác trong Ban chỉ huy phải liên 🔜tục có mặt, điều hành thông suốt công việc của đơn vị trong những ngày nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 được đặt lên hàng đầu.
"Nếu mình không làm gương, đòi về thăm vợ con, thì anh em khác cũng có việc gia đình sẽ nghĩ như thế nào", Trọng nói và cho hay, lúc vợ anh sinh con trai đầu lòng ꦦtháng 10/2017, anh cũng vắng nhà.
Khi đó, Trọng đang tăng cường thực hiện nhiệm vụ ở Bà Rịa-Vũng Tàu, vợ lại ở quê ngoại♛ Hà Tĩnh. Ba thán🔯g sau, anh nhận quyết định chuyển công tác ra Quảng Ninh, được về nhà 5 ngày, tiện thể đón vợ đi cùng. Hết phép, anh đến đơn vị mới nhận nhiệm vụ và cũng phải 4 tháng sau mới được về lại.
"Nhiều lần tôi hỏi chuyện người thân trong gia đình, biết vợ khóc một mình, rất thương", Trọn😼g nói.
Những ngày này, thượng tá Tạ Viết Phong, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái cũng chỉ biết hỏi thăm mẹ đang🍌 ốm nặng qua điện thoại. Mẹ anh hơn 70 tuổi, bị huyết áp cao, tai biến phải nhập viện. Giờ bà đã được đưa về nhà chăm sóc nhưng anh vẫn chưa thể về thăm.
"Lúc dịch bệnh này, biên phòng là chốt chặn đầu tiên ở biên giới, chúng tôi ở cửa khẩu, ti🅷ếp xúc nhiều người, nên cũng phải giữ cho gia đình.", anh nói. Trước đó, cả hai lần vợ sinh, anh đều không ở nhà. Lần thứ nhất năm 2007, anh đang ở đồn biên phòng Thanh Lâm, đảo Cô Tô; còn lần 2 năm 2011 lại đi mật phục trong rừng bắt tội phạm.
"Ở Đồn chúng tôi, có những anh em phải dời ngày cưới hoặc đang làm nhiꩵệm vụ thì mẹ mất, phải tức tốc về nhà trong đêm...", anhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Phong chia sẻ.
Ở Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Móng Cái), thượng uý Trần Tiến Dương (quê Gia Viễn, Ninh Bình), cán bộ tổ công tác biên phòng Đại Vai có mẹ đang cấp cứu ở Bạch Mai, nhưng cũng chưa t🌠hể về thăm. Mẹ anh 62 tuổi, bệnh tiểu cầu cao. Anh phải nhờ em trai, chị gái thay mình chăm sóc mẹ.
"Không chỉ ở đồn chúng tôi mà nhiều đơn vị khác cũng có những người lính lúc này phải gác việc riêng để hoàn thành nhiệm vụ. Họ biết nhiệm vụ chống dịch là quan trọng, thiếu ꦫmột người là trống một chỗ, là đồng đội thêm phần vất vả", thượng tá Đỗ Thái Bình Vương, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bắc Sơn nói.
Theo đại tá Nguyễn Thanh Hải, Chính uỷ Biên phòng Quảng Ninh, không chỉ lúc này mà tới đây khi hết dịch bệnh, các lực lượng khác rút về tuyến sau thì bộ đội biên phòng vẫn tiếp tục duy trì các tổ, chốt kiểm soát. "Sau dịch, nhu cầu lao động của hai bên đều lớn, có thể dẫn đến hiện tượng xuất nhập cảnh trái phép ồ ạt ở đường mòn, lối mở, chúng tôi càng phải tập trung cho nhiệm vụ bảo vệ đường biên", đại t🌳á Hải nói.