Vốn là một chợ cá được xây dựng từ năm 1ꦇ894 với kiểu kiến trúc Victoria, chợ sau đó trải qua nhiều lần cải tạo để trở thành một khu làng ẩm thực nổi tiếng của đảo quốc.
Tại các khu làng ẩm thực ở Singapore, thông thường, bàn ghế được cố định vào sàn nhà. Tôi chọn món ăn trước và ngồi tại một góc bàn đợi Jaden.๊ Lát sau, Jaden xuất hiện với đĩa cánh gà chiên trên tay, nói với tôi rằng, 𝔉ở phía anh ấy không có ghế. Tôi ngạc nhiên nhìn sang phía bên kia bàn, đúng thật, chỉ một bên phía tôi ngồi được lắp ghế, phía còn lại để trống.
Sau vài giây nhíu mày, chúng tôi hiểu ra: những không gian không có ghế được thiết kế để tạo điều kiện cho người sử dụng xe lăn có thể dù🌄ng bữa cùng bạn 🃏bè và gia đình. Những chiếc bàn đặc biệt này cũng được sơn màu khác với các bàn còn lại, để người khuyết tật dễ dàng nhận ra. Đằng sau những chi tiết rất nhỏ trong cách thiết kế và bố trí này là sự quan tâm thiết thực đến cộng đồng người yếu thế trong xã hội.
Trong đợt v🌊ề nước mới đây, tôi đã chứng kiến những sự thay đổi nhất định trong việc trang bị hạ tầng cho người khuyết tật, chẳng hạn như các lối đi riêng được thiết kế cho người dùng xe lăn ở các khu chung cư mới xây dựng. Tuy nhiên, quan sát rộng ra, thì những thiết kế hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến.
Nhiều tòa nhà công cộng 🀅hiện nay như quán ăn, trường học, thư viện, chợ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà văn hóa... vẫn không có đường dốc và toilet cho người gặp khó khăn về vận động. Kiến trúc sư không bố trí ramp dốc đi kèm khiến việc tiếp cận của người già, người sử dụng xe lăn, trẻ em, phụ nữ mang thai, hoặc khách du lịch mang kèm vali kéo trở nên hết sức vất vả. Một số địa phương còn lắp thêm các thanh chắn ngang nhằm ngăn xe máy chạy lên vỉa hè, đồng thời cản trở việc đi lại của người dùng xe lăn và người khiếm thị.
Năm 1965, nhà phát minh người Nhật Seiichi Miyake đưa ra ý tưởng vềꦇ lối đi có gạch xúc giác (gạch tactile), tương tự cách thức hoạt động của chữ nổi Braille. Hệ thống chỉ báo bằng gạch lát nền dẫn hướng này có hai dạng chính: chấm tròn và thanh ngang. Nền gạch chấm tròn cảnh báo về đoạn đường có khả năng nguy hiểm, thường được thiết kế cho các lối băng qua đường, lề đường... Dạng thanh ngang biểu thị sự an toàn, có thể di chuyển tiếp. Người khiếm thị có thể nhận biết thông qua tiếp xúc với đầu gậy hoặc qua cảm nhận trực tiếp dưới bước chân.
Kể từ năm 1967, lối đi này được sử dụng lần đầu tại một con phố ở Okayama, Nhật Bản, trước khi lan rộng trên khắp đất nước và toàn cầu. Hiện nay, lối đi xúc giác màu vàng phổ biến ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Australia♕, Anh, Mỹ...
Ngoài người khiếm thị và khuyết tật, Singapore còn một lượng lớn người sử dụng xe lăn do tuổi tác. Tươ🌠ng tự Nhật Bản, tình trạng dân số già và siêu già khiến việc đảm bảo khả năng tiếp cận cho người khuyết tật và người sử dụng xe lăn trở nên đặc biệt quan trọng với các hạ tầng giao thông và không gian công cộng ở nước này.
Việt Nam đang trải qua tình trạng g♌ià hóa dân số nhanh chóng, với nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 17% dân số. Dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 25%. Việt Nam dự kiến chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già" vào năm 2036, chỉ trong khoảng 20 năm, một quá trình khá nhanh so với các quốc gia phát triển khác kéo dài hàng trăm năm.
Bàn ăn cho người ngồi xe lăn, ha🐓y lối đi cho người khiếm thị chỉ là những ví dụ cụ thể trong rất nhiều yêu cầu tối thiểu về hạ tầng, nhằm góp phần tạo nên cuộc sống dễ dàng hơn cho người già, người yếu thế. Lưu tâm và đặt ra các quy định bắt buộc trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất đóng vai trò quan trọng, như một nỗ lực chuẩn bị cho chu kỳ lão hóa dân số sắp tới.
Những giải pháp này không chỉ gia tăng sự tự tin và chất lượng cuộc sống của cộng đồng nà𝕴y mà còn khuy🏅ến khích khả năng đóng góp tích cực của họ cho cả gia đình và xã hội.
Trình Phương Quân