Fred Korematsu sinh năm 1919,ꦰ là công dân Mỹ gốc Nhật. Cha anh di cư từ Nhật đến San Francisco năm 1904. Gia đình điều hành một vườn ươm hoa ở East Oakland.
Korematsu từng cảm nhận: "Ở trường tôi cảm thấy bình đẳng. Nơi công cộng, tôi cảm thấy phân biệt". Bất chấp điều này, Korematsu yêu nước Mỹ. Năm 1940, khi 21 tuổi, anh tình nguyện nhập🧔 ngũ nhưng bị loại vì sức khỏe không đạt. Anh xin việc trong xưởng đóng tàu, được vài ngày bị đuổi vì họ không nhận ⛎người gốc Á.
Sáng 7/12/1941, Korematsu đang ở trên một sườn đồi, ngồi trong ôtô nghe nhạc trên rad🎶io với với bạn gái Mỹ. Bản nhạc bị gián đoạn bởi bản tin thông báo việc Nhật tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng.
Vài giờ sau vụ đánh bom, nhà của những ൲người Mỹ gốc Nhật bị cảnh sát khám xét ngẫu nhiên.
Ngà🍌y 19/2/1942, Tổng thống Roosevelt ký sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ Chiến tranh soạn thảo và thi hành lệnh trục xuất người gốc Nhật. Hơn 120.000 người thuộc diện này sẽ bị quân đội Mỹ áp giải đến 26 trại tập trung ở 7 bang miền tây xa xôi.
Các gia đình Nhật chỉ có vài ngày để đưa ra những quyết định qu🀅an trọng: làm gì với công việc kinh doanh dang 🉐dở? mang theo gì và bỏ lại gì, nhà cửa tính sao?...
Phần lớn họ tuân theo mệnh lện𝓀h của chính phủ, hy vọng sẽ được đối xử nhân đạo hơn và chứng⭕ tỏ mình là người Mỹ trung thành. Một số sơ tán do sợ trở thành nạn nhân của bạo lực đám đông.
Suy nghĩ của Korematsu nằm ngoài hai điều trên. Chàng trai 23 tuổi chỉ 𒈔tập trung vào bạn gái và đang yêu say đắm. Suy nghĩ đầu tiên là trốn đi nhưng cô gái chưa sẵn sàng.
Cô cho Korematsu xem quảng cáo phẫu thuꦑật thẩm mỹ, khuyên anh thay đổi nhân dạng để mặt "tây" hơn và thoát vòng săn lùng. Anh trả 300 USD cho ca phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng đó là một thất bại, mọi người đều nhận ra anh.
Ngày 9/5/1942, lệnh sơ tán có hiệu lực. Gia đình anh đã đến khu vực trại tập trung ở San Bruno, California. Hàng ngàn gia đình tại đây tập quen với việc quên đi tên, họ, chỉ gọi nhau💝 bằng những dãy số. Người nhà Korematsu trở thành "gia đình số 21538".
Trại được 💧quây hàng rào thép gai, lính vũ trang gác cả ngày đêm. Người dân được điểm danh, tiêm chủng, lấy dấu vân tay và thẩm vấn mỗi ngày. Sau đó, họ được chỉ định đến doanh trại hoặc chuồng ngựa, công trường... để lao động chân tay
Korematsu phớt lờ mệnh lệnh. Anh nói mình còn quá trẻ để bị kìm hãm cuộc đời nơi đó. Nhưng chủ yếu, là anh thấy mệnh lệnh rất sai. "Tôi sinh ra trên đất Mỹ, là công dân Mỹ với đầy đủ quyền🥃 như bất kỳ ai. Tôi thậm chí không 🔜có bất kỳ ràng buộc nào với Nhật Bản. Tôi được dạy ở trường rằng công dân Mỹ có quyền bình đẳng, đó cũng là nội dung Hiến pháp. Lệnh này thật không công bằng".
Sự tự do của anh không kéo dài lâu. Ba tuần sau khi lệnh 🎀trục xuất có hiệu lực, Korematsu và bạn gái đi bộ trên một con phố ở San Leandro và bị một sĩ quan chặn lại. Korematsu giơ căn cước công dân Mỹ nhưng chưa kịp nói lý lẽ đã bị bắt và tống vào trại tập trung, trở thành một người của "gia đình 21538".
Khi này, một người đàn ông xa lạ đến thăm Korematsu, xưng là đại diện của Liên minh Tự do Dân sự (ACLU). Họ đang tìm kiếm người thách thức lệnh trục xuất nhưng không🗹 ai dám.
Korematsu thì khácཧ, lập tức đồng ý. ACLU cảnh báo tỷ lệ thắng kiện là rất ít vì trong thời chiến, Tòa án có xu hướng tôn trọng các quyết định của quân đội. K𝔉orematsu quyết không đổi ý.
Cha anh không hài lòng: "Mày đang làm mọi việc tệ đi, mày sẽ lôi cả nhà vào rắc rối con ạ". Anh bị cả trại xa lánh song hiểu cảm xúc của họ. "Người Nhật ôn hòa và muốn để mọi thứ yên ả", Korematsu sau🌼 này nói. Vụ án bắt đầu nhận được sự chú ý của cả nước.
Các luật sư của ACLU đã đệ đơn kiện, yêu c🍌ầu bỏ lệnh bắt giữ Korematsu, do lệnh sơ tán thực tế là biện pháp trục xuất, nó vi hiến và xâm phạm quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật của Korematsu - một công dân Mỹ.
Đề nghị bị bác bỏ, Korematsu vẫn trở thành bị cáo. Trong phiên xử tại tòa án liên bang San Francisco, anh bị tuyên có tội, phạt 5 năm quản chế. Anh cùng gia đình bị chuyển đến bang🌟 U🍨tah lạnh lẽo.
Luật sư của Korematsu kiên trì kháng cáo với lập luận không có bản án nào trong lịch sử thể hiện, quyền công dân bị phân biệt dựa trên nguồn gốc tổ tiên. Chính phủ phản bác, cho rằng lệnh "sơ tán" hợp lý vì chính phủ không có cách nào phân biệt những người Mỹ gốc Nhật trung thành với những người kh🦋ông.
Tháng 6/1943, Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của Korematsu. Luật sư vẫn kháng cáo vòng ba lên Tòa án Tối cao, v🀅à bất ngờ được thụ lý.
Ngày 11/10/1943, chín thẩm phán của Tòa Tối cao đã ngồi vào ghế để nghe các tranh luận trong vụ Korematsu kiện Mỹ. Bản án cuối cùng, tuyên ngày 18/12/1944, thể hiện 6 thẩm phán bác kháng cáo của Korematsu và 3 n🐷gười chấp th🐼uận.
"Lệnh sơ tán khôn🎃g vi hiến", tòa tuyên và như thế chàng trai M𒆙ỹ gốc Nhật lần ba thua kiện.
Một ngày trước khi bản án của Korematsu được công bꦛố, Chính quyền tổng thống Rooseveltꦅ thông báo "đang thu hồi các lệnh sơ tán". Những người gốc Nhật có thể về nhà.
Korematsu ở lại Detroit và kết hôn với một cô gái Mỹ, cùng cô trở về gặp cha mẹ ông nhưng vì có tiền án, ông không thể tìm đư📖ợc việc làm gì tử tế, an phận với nghề đánh máy thuê cho các công ty nhỏ.
Có hai con, nhưng ông chưa bao giờ nói với các con về vụ kiệ🅠n nổi tiếng của mình. Nhưng các cháu nội ngoại của Korematsu sau này, sẽ được đọc về ông mình trong sách giáo khoa lịch sử.
Năm 1983, một thẩm phán nhìn lại vụ án của Korem🌌atsu 40 năm tr🦋ước và quyết định mở lại vụ án, trên cơ sở xét "hành vi sai trái của chính phủ", đánh giá bản án vô căn cứ, vi hiến và phân biệt chủng tộc nặng nề.
Ngày 10/11/1983, thẩm phán♍ liên bang hủy bỏ bản án của Korematsu tại cùng tòa án ở San Francisco, nơi ông đã bị kết án khi còn trẻ.
Ngay sau Thế chiến II, chính phủ đã đưa ra các quy định bồi thường cho những gi♊a đình Mỹ gốc Nhật trong giai đoạn bị giam giữ tại trại tập trung.
Năm 1988, Quốc hội trao khoản bồi thường 20.000 USD cho mỗi người sống sót trong các trại này. Là một phần của Đạo luật Tự do Dân sự năm 1988, Quốc hội "thay mặt người dân Mỹ xin lỗi về lệnh sơ tán và quản chế những công dân gốc Nhật hơn 4 t꧒hập kỷ trước".
Tổng thống Bill Clinton đã trao Huân chương Tự do của Tổng thống cho Korematsu vào năm 1998. Ông Korematsu được nhiều bang nước Mỹ vinh danh và lấy sinh nhật 30/1 đặt tên là Ngày Fred Korematsu, để tôn vinh nhà hoạt động dân quyền này.
Thống đốc Illinois nói trong Ngày Fred Korematsu năm 2014: "Ông 🐬Korematsu từng nói: "Chiến đấu, nhưng ༒không phải bằng bạo lực. Đừng ngại lên tiếng. Một người có thể tạo ra sự khác biệt, ngay cả khi phải mất 40 năm. Đây xứng đáng là tôn chỉ để sống theo".
Hải Thư (Theo US Court, LA Times, American Constitution Society)