Ngày 10/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Theo đó, Tổng bí thư nêu rõ tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đều là những biểu hiện tiêu cực. Tham nhũng nói riêng, và tiêu cực nói chung đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ả🧔nh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với phòng, chống tiêu cực, nhất là cꦍhống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
"Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" Tổng bí thư nói. Ông nhấn mạnh đây là hai vấn đề liên quan đến nhau, "suy thoái về tư tưở🔯ng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Cái lợi ích kinh tế nó thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về🌠 đạo đức, lối sống...".
Tại phiên họp, Bộ Chính trị thống nhất tên gọi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bổ sung từ "tiêu cực"), để bao quát được đầy đủ chứ🧔c năng, nhiệm vụꦍ, quyền hạn của Ban.
Ban chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; 🌠phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính t🦩rị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.
Ban trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các v🐼ụ án, vụ việc và hành vi tiêu cực khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, phối hợp với Văn ph✱òng Trung ương Đảng tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị để hoàn thiện, trình Tổng bí thư ký ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tháng 2/2013, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm trước các cấp có thẩm quyền trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn 🦩đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên cả n♔ước. Như vậy, sau 8 năm hoạt động, Ban chỉ đạo sẽ thêm chức năng phòng chống tiêu cực.