Tôi đã bỏ nhậu. Nhiều người sẵn sàng bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả gia đ𝓰ình, sự nghiệp chứ nhất quyết không bỏ rượu. Vậy tại sao tôi bỏ rượu bia?
Vì tôi thấy văn hóa nhậu của người Việt Nam mình quá🍒 dở, dở lắm lắm nhưng đến giờ tôi mới nhận ra, hoặc có thể tôi nhận ra lâu rồi nhưng vẫn u u mê mê khôꦛng để ý.
Văn hóa nhậu ở Việt Nam: đã ngồi vào bàn là phải uống, mà đã uống là phải 100%, phải kiệt ly, phải cạn ly, phải theo bàn, phải ôm chai... Nói chung là phải hết mình, ai không theo được như💎 vậy hoặc lên tiếng không uống sẽ bị phán không nhiệt tình, không hết mình, không có tình cảm với anh em, coi thường bạn bè, nặ😼ng hơn thì không phải là đàn ông...
Tôi đã từng chứng kiến một người bạn đi du lịch cùng cơ quan tôi. Đến bữa ăn, mọi người dùng bia, anh ấy nói không uống được bia rượu và ๊xin dùng nước ngọt. Ngay lập tức một 🐭đồng nghiệp lớn tuổi trong bàn phán một câu không nể nang gì: "Uống nước ngọt hả, vậy đi về mặc váy với vợ cho rồi".
Tôi nghe mà sượng cả mặt, sao lại có thể nặng lời với nhau đến thế trong bữa ăn? Bạn tôi bị mất mặt giữa chốn đông người, anh ăn uống qua loa và rút nhanh ngay sau đó. Tôi nhìn đồng nghiệp🌄 lớn tuổi, khả kính mà ái 𒆙ngại thay.
Riêng tôi trước đây tôi cũng có quan niệm gần gần như th🐓ế, không đến mức cực đoan nhưng tôi cũng đánh giá những người không uống h༒oặc uống không nhiệt tình là không hết mình với anh em và có chút gì đó coi thường họ.
Nhưng hỡ🐟i ôi, sau khi hết mình với anh em, nhiệt tình với bạn bè thì giá trị đàn ông nằm ở đâu? Câu trả lời chắc chắn rằng không phải nó nằm ở số lít, số chai, số lon mỗi người uống được, mà nó vỡ như bọt xà phòng khi còn đó là những thân xác tàn tạ, nói năng loạn xạ không ra một trật tự nào, đi đứng liêu 🃏xiêu.
Tôi chỉ bàn về việc nhậu nhẹt của đàn ông, còn phụ nữ nhậu nhẹt say sưa thì tôi khỏi nói. Từ đàn ông mà quy chiếu ra và 🌳cộng thêm chút chút nữa các bạn cũng có thể thấy được.
Một câu chuyện khác của tôi. Trong một dịp tổng kết cuối năm, chúng tôi đi ăn uống tại nhà một người bạn và tất nhiên không thể thiếu nhậu - một phần tất yếu của cuộc sống mà. Sau khi trải qua khoảng sáu tiếng đồng hồ chinh chiến, mỗi người "nốc" (uống) khoảng 10–12 lon bia, riêng tôi thú thực là bình thường chỉ uống được 4 lon ꧑mà thôi.
Để đủ sức ngồi lại với anh em cho đến lon thứ 12 tôi đã phải vào WC hai lần, tống hết tám lon bia cùng toàn bộ những gì có trong dạ dày đi để lấy chỗ uống tiếp. Cũng nhờ vậy mà tôi trụ lại được đến cuối cùng. Một số khác không may mắn (hoặc có thể là may mắn) không thể trụ nổi ꦐđã gục trên bàn, tay vẫn ôm lon bia một cách lưu luyến không buông. Một người thì vào ôm WC cố thủ quyết không ra.
Chiến trường la liệt những lon đã hết được rải khắp phòng, mùi bia xông lên nồng nặc, trên bàn ngổn ngang thứcཧ ăn thừa và cả bia thừa nữa. Số còn lại quyết định đi uống tiếp. Vừa bước ra cửa, một anh bạn của tôi nôn thốc nôn༺ tháo ngay trước mặt mọi người, tôi nhìn thấy chợt tỉnh cả người và quyết định đi về.
Trước đây cảm nhận của tôi 🅺về anh bạn này rất tốt, rất nể, rất có uy tín một người uống rất khỏe. Nhưng nay ấn tượng của tôi với anh mất hết, tôi thấy anh rất bình thường. Hình ảnh của anh trong tôi là một người bệ rạc, vì sao lại đến nỗi như thế, vì ai các bạn cũng rõ, câu trả lời chính là vì rượu bia.
Sau khi say xỉn đến độ không biết gì như thế bao nhiêu hệ lụy xảy ra, không✤ kiểm soát được chính mình, không kiểm𒉰 soát được hành động lời nói, hàng xóm láng giềng hết tình hết nghĩa, bạn bè, anh em không nhìn mặt nhau, vợ chồng lục đục, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội...báo đài đăng liên tục, ngày nào cũng thấy, càng kể ra càng thấy sợ.
Chỉ có người trong cuộc như tôi mới thấm thía, mới cảm nhận, mới trải nghiệm đầy đủ sự quá tải của việc nhậu. Và cuối cùng tôi nhận ra rằng không cần thiết phải nhậu mới chứng tỏ giá trị của một người đàn ông mà theo nhưജ nhiều người nói là "nam vô tửu như kỳ vô phong". Theo t⛦ôi, câu nói này xưa rồi, giá trị đã lỗi thời mất rồi.
Vì sao người Việt Nam nghèo mãi vẫn nghèo? 🐠Có rất nhiều lý do nhưng t🐠heo tôi một trong những lý do rất quan trọng không thể không kể đến đó là do người Việt Nam lãng phí quá nhiều. Lãng phí tài nguyên, lãng phí con người và lãng phí cả bia, rượu nữa.
Không lãng phí sao được khi cố gắng uố💧ng càng nhiều càng tốt rồi sau đó tống ra càng nhiều cà꧒ng tốt. Mà một lon bia có giá trị bằng khoảng một kg gạo.
Một cuộc nhậu ở trên tôi🍰 đã dùng hết 12 lon bia, tương ứng với tôi đã dùng khoảng 12 kg gạo. Rồi sau đó tôi tống hết ra ngoài gần 8-9 kg. Vậy là tôi đã lãng phí như thế đấy.
Giả sử nếu tôi không nôn thì số bia đó cũng ra sức tra tấn lục phủ, ngũ tạng của tôi đến mức đầu đau như búa bổ, tim đập loạn xạ, huyết áp tăng, thận và phổi làm việc hết công suất vꦗà chắc chắn cái dạ dày tội nghiệp của tôi phải oằn lưng chịu trận (lãng phí sức khỏe và tuổi trẻ).
'Văn hóa nhậu' là con sâu, là căn bệnh trầm kha. Nó cắn nát đi nhân cách, trí tuệ, của cải của người dân Việt Nam. Nó cắn nát thuần phong, mỹ tục của chúng ta nó làm cho 𒊎hình ảnh của người Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt bạn bè quốc tế, làm họ coi thường🦄 chúng ta.
Khi nói đến đây tôi đã dừng lại rất lâu và suy ngẫm, chính nó càng củng cố hơn nữa quyết định bỏ rượ꧂u bia của tôi. Giờ tôi mới cảm thấy khâm phục những người không uống rượu bia, và từ chối không uống rượu bia.
Tôi nhớ lại ngày xưa khi mình còn nhậu, nhớ nụ cười c🌟ủa họ. Tôi từng nghĩ là họ ngại nên cười trừ nhưng không phải vậy, giờ tôi mới cảm nh🐻ận được lúc ấy họ cười là cười những người u mê như tôi, lao vào rượu bia như con thiêu thân.
Thực sự để có được quyết tâm, ý chí để từ bỏ rượu bia là rất khó, nhưng giờ đây tôi sợ quá, nghe đến nhậu nhẹt là tôi sởn cả gai ốc. Tôi phải bỏ thôi, bỏඣ tiệt nhậu nhẹt. Ai có bĩu môi cười tôi tôi cũng bỏ, ai có chê tôi tôi cũng bỏ, ai có nói ngược nói xuôi tôi cũng bỏ.
Vì tôi biết có bỏ nhậu nhẹt tri🐲ền miên tôi mới có cuộc sống bình yên, bỏ nó tôi mới có trí tuệ minh mẫn, và trên tất cả bỏ nó tôi mới có gia đìnhඣ hạnh phúc.
Nguyễn Hữu Trí
Chia sẻ bài viết của bạn về chuyện nhậu nhẹt tại đây.