Tôi là nông dân đời thứ ba của dòng họ. Ông nội tôi lúc làm tá điền cả đời mới dựn🧸g nổi một căn nhà nhưng không làm nổi mấy bộ cửa nên cứ để "gió vào nhà trống”.
Đời ba tôi may mắn có được nơi che mưa che nắng và che gió. Đến đời t✅ôi may mắn hơn nên có được cái bàn phím để gõ. Vợ chồng tôi suốt mấy chục năm trời vẫn ngày một nắng hai sương, tay lấm chân bùn, bán mặt🤡 cho đất bán lưng cho trời quần quật ngày đêm mà chỉ “dám” mua được cái… máy tính mới đây thôi!
Có lần tình cờ nghe con trẻ ê a: "Hạt gạo làng ta/ Có bãꦛo tháng bảy/ Có mưa tháng ba/Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy" mà đau cả ruột gan.
Rồi cũng có lần tôi hỏi vợ: "Năm nay tiền cày xới anh Ba tính thế nào?". Vợ tôi tỉnh queo: "Thì ảnh “tính” bao nhiêu mình trả bấy nhiêu". Còn phân bón thu🌠ốc trừ sâu? Thì phân có giá phân, thuốc có giá thuốc, đại lý “tính” bao nhiêu mình trả bấy nhiêu. Rồi giá lúa? Thì tốt họ “tính” theo tốt xấu họ “tính” theo xấu có làm sao đâu!
Tôi bực mình vô lý nói lớn: “Trời đất𒆙 ơi! sao cái mình làm mà “họ cũng tính hết” vậy, còn suốt mùa vụ mình “tính” cái gì đây?”. Vợ tôi vẫn tỉnh queo nói: "Cái anh này lạ “từ trước tới giờ nó vẫn vậy kia mà!”.
Năm nay may mắn nhờ thu hoạch sớm nên lúa nhà bán được giá 5.800đ/1kg. Tính ra lời được 40%. Chẳng bì mấy năm trước nhiều dꦬoanh nghiệp mua lúa nông dân với giá không dưới 3.800 đồng/1kg, vậy mà nông dân bọn tôi vẫn kêu trời vì chỉ bán được lúa với giá 3.200 – 3.500đồng/1kg. Tại sao?
Đơn giản thôi, bởi mấy doanh nghiệp đó có bao g🍒iờ đem người đem xe xuống tận từng đám ruộng của n🎀ông dân mà mua lúa đâu, làm như thế vừa mất thời gian vừa mất thêm chi phí, tất cả đã có thương lái lo từ A đến Z kia mà!
Thương lái dại gì mua lúa của nông dân v꧂ới giá 3.800đồng/1k🦩g, mua rồi lấy gì mà họ ăn đây? Đó là chưa nói họ hè nhau than “hết tiền lúa còn ứ đọng” để đẩy cái giá lúa xuống tận cùng và họ kiếm “chút đỉnh đồng lời”.
Rồi năm nào cũnꩲg vậy, vụ hè thu, thu đông hay đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long lúc đang thu hoạch rộ thì cái giá lúa lại ba chìm bay nổi theo điệp khúc buồ🧜n cũ rích “trúng mùa mất giá”.
Những năm trước giá lúa được tính là 2.200 – 2.600đồng/1kg ( mấy năm sau tính tới gần 3000đ/1kg) rꦗồi căn cứ vào cái giá lúa bảo hiểm mà nói rằng: nông dân có lời 30% là cái chắc!
Các bác ở trên tính giá thành của lúa nhưng đừng quên người nông dân chúng tôi cũng ngღồi đứng dưới nắng dưới mưa mà… làm ruộng. Các bác tính được công gieo sạ nhưng đừng quên tính cái công làm ra hạt giống có cái mộng dài 2/3 và rễ dài 1/3 để mà gieo sạ.
Các bác cũng đừng quên nốt gặp lúc “trái gió trở trời” phải gieo đi gieo lại đôi ba lần mới được. Mỗi ngày các bác ngồi nhà kính cơ quan không đầy 8 giờ qui định thì chúng♔ tôi thường khi t𝔍ối mịt vẫn chưa về tới nhà hoặc phải cày đồng giữa trưa đứng bóng… Vậy mà các bác vẫn kiếm đâu ra được cái thời gian… nông nhàn ?
Các bác có dám đánh cược💎 với một lão nông tri điền đang có 5 mẫu ruộng ở Đồng Tháp không? Ông ấy nói rằng sẽ tặng không cho ai canh tác lời 30% với 🌠cách bán lúa luôn luôn bị thương lái áp giá.
Tôi viết những dòng này trong căn nhà mái tôn dưới cái nóng hầm hập, nhưng cũng còn nhớ được một câu hỏi dành cho những 🎐nhà quản lý nông thôn nông nghiệp: “Có cách nào để xoá đi cái điệp khúc buồn muôn thuở của 78% nông dân chúng tôi không?”
> Xem thêm: Đất nước ta còn nghèo quá
Nguyễn Minh Út
Chia sẻ bài viết về đời sống xã hội tại đây