Đang có một chiến dịch "Share (chia sẻ) có ý thức" lan truyền trê༒n Fa🎀cebook, kêu gọi cộng đồng mạng trước khi like hay share một nội dung gì cần tìm hiểu xem nó có đáng tin cậy không, có gây hại cho ai không.
Mạng xã hội vốn dĩ mang nghĩa tích cực để mọi người chia sẻ những thông tin hữu ích, gắn kết mọi người với nhau, n🐠hưng nếu không biết kiểm soát và bị những đối tượng xấu lợi dụng thì nó chẳng khác gì con dao hai lưỡi, dẫn đến những tác động tiêu cực cho xã hội.
Thời gian qua, không ít những tin đồn ꩲnhảm như nữ sinh bị rạch đùi, hủ tiếu chuột cống, ăn tôm với chanh gây tử vong... xuất hiện trên các trang tin khôn💃g chính thống, Facbook hoặc các diễn đàn. Bằng cách đánh trúng vào tâm lý dễ tin, thích thông tin lạ và gây hoang mang của người đọc, các tin đồn thất thiệt trên được lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây ra những hậu quả khó lường.
Nhìn nhận về 🐼sự việc trên, không ít người dùng Facebook bày tỏ bức xúc không chỉ với người tung 🐻tin đồn nhảm mà chính là những người tiếp nhận những thông tin ấy với sự nhìn nhận về văn hóa click like và share của mình. Chỉ cần mỗi người một cái click chuột thì ngay lập tức những tin đồn trên sẽ trở thành "những tin đồn giết người không dao”.
Nhiều người đã đọc và share những thông tin trên mà không hề suy nghĩ xem thông tin trên đúng hay sai, không hề cân nhắc mục đích của những tin đồn đó tung ra làm gì mà lại dễ💦 dàng click vào nút like và share. Hành động trên không những gây ra tâm lý hoang mang cho mọi người, gây ảnh hưởng đến những người liên quan mà còn là hành động tiếp tay cho những kẻ chuyên phao tin đồn nhảm thực hiện ý đồ xấu của mình.
Facebooker Trueman Vn bình luận: "Hết share thông tin dưa hấu đỏ là do bơm hóa chất độc hại, khiến người nông dân trồng dưa hấu đỏ ở miền Tây điêu đứng vì bán không được hàng, giờ người ta lại tiếp tục share thôngཧ tin hủ tíu gõ nấu bằng chuột cống. Thông tin được chia sẻ là một bài viết trên trang tin không chính thống, viết kiểu chung chung, không có bằng chứng, không có hình ảnh".
"Tối qua gần 0h, trên đường về nhà, nhìn thấy nhỏ bán hủ tíu gõ ngồi ngáp, ghé lại hỏi mới biết sự tai hại của trò share thông tin này. Đành rằng chia sẻ những điều nên tránh cho cộng đồng là tốt. Nhưng thiết nghĩ không phải cứ thấy bất cứ thông tin nhỏ xíu không chính thống nào thì cũng share. Việc share không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mìn🤡h, nhưng có khi nó làm hại đến rất nhiều người khác".
Facebooker Tấn Trung bức xúc: “Thời nay cái gì cũng có hai mặt của nó cả, thông tin cũng đầy rẫy và đủ kiểu. Thế mà 10 người lướt mạng thì có 8 người tin những tin đồn này. Ra mấy quán nước thấy mấy tụi học sinh cấp 2, cấp 3 ngồi tám chuyện, toàn lôi những chuyện trời ơi đất hỡi ra tán dóc. Đứa này thổi tai đứa kia nhưng lại không chịu suy nghĩ, xác nhận xem thông tin đó có đúng🐬 hay không. Facebook ở nước ngoài thì toàn dùng để chia sẻ những thông tin hữu ích, ở mình thì toàn lan truyền những thông tin thất thiệt hoặc các ảnh chế nhăng nhít”.
“Ngoài việc lên án người đăng tin đồn, cũng phải chỉ trích những người bấm nút “like” và chia sẻ thiếu cân nhắc🅺, khiến tin đồn bị lan rộng. Ai cũng học phổ thông, có kiến thức cơ bản về hóa học, sinh học,... mà sao giờ đọc mấy tin nhảm vậy lại tin sái cổ là sao?” - thành viên Hoàng Lê bức xúc.
Facebooker Huong Thao đưa ⭕ra quan điểm: “ Tôi chẳng bao giờ like, share ba cái thông tin này. Thông tin cũng có lắm kiểu, hãy chọn lọc, sáng suốt mà tiếp thu. Mình share và like nghĩa là mình đang tiếp tay cho tội ác”.
“ Mỗi người ném viên đá nhỏ, nhưng cả nghìn người ném thì cũng làm chết người như chơ♒i” - Facebooker Hoàng kết luận.
>> Xem thêm: /
Điệp Lê tổng hợp
Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề đời sống, xã hội tại đây.