Nh▨ững thứ thuộc giấy, nilon... không tái sử dụng được đều cho vào bếp đun của nhà để đốt. Lên phố học và sống, tôi biết được cách đổ rác trên phố gọn nhẹ hơn, gom tất cả chúng lại cho vào túi nilon to và bỏ vào xe rác. Thật sạch sẽ là tiện lợi, tôi từng 🐭nghĩ vậy và áp dụng khi về quê. Có lần bị bố mắng vì tội đổ cả bát mỳ tôm dư vào túi rác đầy nilon, sao không đổ cho lợn ăn, đổ đó rồi nó bốc mùi lên.
Giờ quê tôi cũng gần như phố, không nuôi lợn, ít nuôi gà, ao cá lấp đi lấy chỗ xây nhà, bếp đun cũng không còn nữa. Ruộng vườn còn nhưng ít người ủ phân vì nhà vệ sinh không phải nhà xí tro như ngày xưa. Hàng tuần có xe đi thu rác và mọi người đổ rác như trên phố hiện nay, mỗi nhà một hai túi nilon gọn gàng sạch sẽ, không quan trọng bên trong đó là những gì. Tôi bắt đầu nhận r🔴a hệ quả của nó khi rong ruổi trên chiếc𝓀 xe máy từ Hà Nội về quê.
Ở Hà Nội tôi không biết bãi rác ở đâu, cũng chưa tận mặt thấy. Tôi chỉ biết nó đâu đó ở ngoại thành khá xa, nơi chưa đi💛 tới, có đi thì là đi du lịch. Đường về nhà tôi đi qua đầu làng, nơi ít nhà dân chỉ có đồng ruộng và những trang trại, một bãi rác to đang đốt dở nằm ở ven đường liên xã. Những túi nilon bọc bên ngoài bắt đầu cháy và rách ra, lộ những thành phần bên trong, các loại rác đang phân hủy và tạo mùi. Những con chó và chuột đang kiếm thức ăn quanh đó. Giữa cánh đồng mát rượi thì cảnh này thật làm người ta mất cảm hứng. Vậy bãi rác ở Hà Nội trôn🍸g như thế nào nhỉ, chắc cũng như vậy nhưng to gấp nhiều lần. Túi rác, nhà rác, xe rác, bãi rác đều bốc mùi là do đâu? Có thể không làm nó lên mùi được không? Tôi đã hỏi mình.
Vậy là ở nhà tôi bắt đầu phân loại rác, nhớ lời bài hát cổ động trên tivi một thời "Hãy phân loại rác, vì đó là tài nguyên quý giá". Tôi chia rác làm 3 loại: Rác hữu cơܫ, rác không tái chế được (túi bọc đồ đã mua, nilon rách...), rác tái chế (chai lọ, hộp bìa cacton...). Hì hục đặt thùng, đặt túi và đưa quy định trong nhà nhưng ai cũng hỏi lại một câu "Rồi cũng vào một thùng rác hết à". Tôi chẳng trả lời được vì thực tế là vậy, nhưng tôi bảo cứ làm đi đã.
Có lúc chồng lười, bỏ cả túi rau thừa vào một thùng, tôi lại thò tay vào lấy ra chia lạꩵi, rau chưa phân hủy nên làm điều đó cũng dễ dàng. Ngày xưa một túi rác thập cẩm, giờ thành hai túi đã phân loại nhưng vẫn bỏ chung vào một cửa rác. Mẹ chồng tôi cười, bảo phí thêm cái túi. Chỉ🍨 có rác tái chế là hiệu quả. Chai nước ngọt, hộp sữa chua, lọ dầu gội đầu dùng hết, tôi tráng nước rửa sạch và để vào túi lưới cho khô để sau mang cho các cô lao công. Tôi vẫn loay hoay với rác hữu cơ. Hàng ngày phải đổ bỏ vào nhà rác, trộn chung với các loại rác khác thật làm tôi ức muốn khóc, vì cái mình làm lại chẳng đi được đến đích. Nhà rác vẫn mùi, xe rác vẫn rỉ nước rác phân hủy.
Tôi nghĩ tách rác hữu cơ ra khỏi đống rác kia là điều có thể làm được, tôi làm được ở nhà và sẵn sàng mang đi đến nơi thu gom hàng ngày. Thật khó để tìm nơi đó ở đây, tôi có hỏi môt vài 𝓰địa điểm thì họ chỉ thu rác tái chế được. Rác hữu cơ bị bỏ lại trong cuộc chiến chống lại rác thải vì nó phân hủy được, nhưng chính vì nó phân hủy được nên nếu thu gom không đúng cách nó cũng tạo thành một nguy cơ chẳng kém rác thải nhựa. Thậm chí còn nhanh hơn vì nó phân hủy nhanh tạo mùi, tạo vi khuẩn có hại, tạo các loại khí nhà kính. Đồng thời thật sự lãng phí khi chúng ta có thể màu mỡ lại khu đất bạc màu một cách dễ dàng nhưng lại không làm. Nó là một nguồn tài nguyên mà thành phố tôi đang sống, miền quê nơi tôi sinh ra chưa khai thác được.
Dọn sạch rác chưa đủ, cần thêm bước phân loại rác trong đó. Khi tôi muốn nhà mình gọn gàng, đơn giản chỉ cần cố gắng trong nhꦿà, nhưng rác thì cần cả một cộng đồng. Không chỉ người dân, công ty môi trường mà cả chính phủ. Chính phủ đưa quy định, công ty môi trường tạo điều kiện và hướng dẫn, người dân thực hiện. "Khai báo y tế trung thực thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng" là câu tôi nghe nhiều trong mùa dịch này. Tôi mong câu nói này được áp dụng với quy định phân loại rác và đổ rác.
Đi qua các xe rác, lòng tôi thật bộn bề, muốn phân loại những túi rác kia, phân loại được rồi chắc chắn nó sẽ không đầy và bẩn như vậy. Rác không bẩn, chỉ là chúng ta không để nó sạch. Tôi cố gắng giữ cảm xúc của mình bình thường khi thấy mọi người không phân loại rác, vì tôi không thể đồng tình cũng chẳng thể phản đối. Những suy nghĩ không vơi làm tôi nghĩ mình mắc bệnh tâm lý rồi chăng? Viết lời tâm sự này để giải tỏa suy nghĩ của mình và cũng muốn đọc giả VnExpress có thể trả lời giúp câu hỏi: "Nếu nước ta áp dụng các luật phân loại rác và thu gom rác gắt như nghị định 100 thì bạn có đồng ý và cố gắng chấp hành không"? Rất mong những cꦕhia sẻ của mọi người.
Lan
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.