Anh A là chủ phương tiện, tự điều khiển phương tiện và gây ra tai nạn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã quá rõ ràng. Nhưng anh A thuê anh B lái xe hoặc cho anh C mượn xe thì trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn sẽ thuộc về ai? (nếu có tranh chấp trách nhiệm giữa chủ phương tiện và người chiếm hữu, sử dụng).
Trường hợp khác cũng xe của anh A cho anh C mượn, anh C lại giao cho anh D cầm lái. Hay xe của anh A được anh A đem đi góp vốn với hình thức là tài sản vào công ty X, công ty này có hợp đồng thuê lái với anh Z. Hoặc anh A đem xe của mình đi cầm đồ, hoặc xe bị mất cắp, đối tượng khác điều khiển gây ra tai nạn.
Rồi, xe anh A đứng tên chủ sở hữu, đã bán qua tay nhiều đời chủ, nhưng chưa sang tên đổi chủ hợp pháp. Hoặc là xe của anh A đang được gửi ở tầng hầm một toà nhà, chả ai phá hoại, chả liên quan tới ai, bỗng xe anh A tự bốc cháy, gây thiệt hại cho người khác..., câu chuyện "giải quyết hậu quả" về việc đền bù, bồi thường thiệt hại cần xác định kỹ hơn, phức tạp hơn.
Có trường hợp "hơi bị buồn cười" là chủ xe, người được giao chiếm quyền sở hữu không gây tai nạn mà do chính người bị nạn bất cẩn, tự va vào gây ra thì cũng vẫn phải bồi thường như bình thường.
Vậy, tất cả các trường hợp nêu trên liên đới trách nhiệm thế nào với chủ phươn🍸g tiện - người sở hữu hợp pháp, cho dù họ không trực tiếp điều khiển phương tiện?
Tôi có đọc Nghị quyết của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,𓄧 do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể, nguồn nguy hiểm cao đ𝓰ộ ở đây là xe hơi. Tuy nhiên đọc xong tôi vẫn không hiểu rõ.
Mong các🌞 bạn có kiến thức về việcꦐ này cũng như những người trong ngành luật giải thích cặn kẽ và dễ hiểu giúp tôi cũng như các tài xế khác.
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Phúc Tâm