Theo Guardian, bản sao chép dài 104 trang được gõ búa hơn 650.000 euro (khoảng 18 tỷ đồng) tại nhà đấu giá Tajan, ngày 5/6. Albert Camus được cho đã tự chép lại tiểu thuyết, ký tên, thêm những hình vẽ cùng nhiều ghi chú hài hước vào bản sao. Tài liệu🃏 không có dấu hiệu thường thấy của bản thảo đầu tiên với những nét chữ nguệch ngoạc và ไdấu vết sửa chữa. Thay vào đó, nó dường như được tác giả viết tay vào năm 1944, hai năm sau khi sách xuất bản tại Pháp. Ông thêm ghi chú ngày viết là tháng 4/1940.
Hiện các nhà nghiên cứu chưa tìm ra lý do Albert Camus tự sao chép tác phẩm của mình. Một số giả thuyết cho rằng Người xa lạ ra đ🀅ời vào thời điểm Đức quốc xã chiếm đóng, nhà văn💧 phải làm "giả bản thảo", bán cho một người hâm mộ giàu có để kiếm tiền.
Danh tính người đầu tiên sở hữu hiện vật còn là ẩn số. Quyển nháp của Albert Camus tiếp tục xuất hiện 💛trong hai phiên đấu giá năm 1958 và 1991 nhưng không rõ người mua.
Trong bài phỏng vấn với tờ Le Figaro đầu tháng 6, giáo sư đại học Yale 💧kiêm nhà văn Pháp - Alice Kaplan - cho rằng ý tưởng của Albert Camus thú vị. Bà nhận xét: "Tôi rất thích câu đố mà tài liệu này mang lại. Nếu Camus chép tay tiểu thuyết của chính ông ấy, vậy bản thảo đó có được xem là hàng giả hay không?".
Người xa lạ (L’Étranger) phát hành năm 1942, có số lượng in ban đầu là 4.400 quyển. Sau khi ra mắt, tiểu thuyết nhanh chóng trở thành sách bán chạy nhất nước Pháp, được xếp vào hàng ngũ các tác phẩm văn học kinh điển quốc gia. Tính đến hiện tại, truyện được dịch sangꦛ 68 ngôn🦋 ngữ, bán hơn triệu bản. Nội dung xoay quanh nhân viên văn phòng Meursault và vụ sát hại một người đàn ông Ả Rập do anh thực hiện, được viết theo ngôi kể của Meursault.
Albert Camus (1913-1960) là nhà văn, triết gia, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp, đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh. Hai tiểu thuyết nổi tiếng của ông là Người xa lạ (L’Étranger) và Dịch hạch (La Peste) được dịch và xuất bản tại𒆙 Việt Nam. Năm 1957, ông nhận giải Nobel Văn học cho những sáng tác đã "soi sáng vấn đề lương tri của con người".
Phương Thảo (theo Guardian)