Chiều 12/8, ông Nguyễn Ngọc Sơn - giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn giải trí Đồng Dao - cùng luật sư gặp gỡ báo giới TP HCM để bày tỏ quan điểm về việc thanh toán tác quyền ca khúc sử dụng trong các liveshow Khánh Ly ở Hà Nội và Đà 💟Nẵng.
Ông Sơn cho biết, sáng 12/8, Đồng Dao gửi đơn đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đề nghị Trung tâm chứng minh tư cách đại diện hợp pháp đối với tác quyền các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Trước đó, vào 8/8, tại Cung Tiên Sơn, Đà Nẵng, VCPMC đưa ra một bản sao có chữ ký của ba trong số bảy người thừa kế gia tài âm nhạc Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, luật sư của phía Đồng Dao khẳng định, văn bản này không hợp pháp vì chỉ là𒅌 bản sao mà không có bản chính đối chiếu. Ngoài ra, bản sao này chỉ có dấu công chứng giáp lai mà không có dấu công chứng chính thức, không có chữ ký của công chứng viên, không đọc được tên phòng công chứng nào đóng dấu.
Về phí tác quyền các đêm liveshow Khánh Ly do Trung tâm VCMPC yêu cầu, ông Ngọc Sơn cho biết, mức giá đưa ra cao một cách phi lý. Ở show đầu tiên của Khánh Ly tại Hà Nội (ngày 9/5), đơn vị tổ chức đã trả tác quyền cho VCPMC 262 triệu đồng. "Sau đó, chúng tôi nhận được ý kiến cho rằng, số tiền đó là quá lớn. Điều này hoàn toàn không hợp lý. Chúng tôi không rành về luật nên vẫn nghĩ luật đã quy định mức giá như thế thì mình bắt buộc phải theo. Nhưng sau show tháng 5 ജdiễn ra, chúng tôi tìm hiểu lại và nhận ra không phải như vậy", ông Sơn nói.
Vì vậy, để chuẩn bị cho đêm nhạc 2/8, đại diện Ban tổ chức từng đến Trung tâm VCPMC với mong muốn thỏa thuận mức tác quyền phù hợp hơn. Nhưng VCPMC từ chối đàm phán và tuyên bố chỉ làm việc khi Ban tổ chức đồng ý mức giá do Trung tâm đề ra là 170 triệu đồng (tương đương 7,5 triệu đồng mỗi bài hát). Ông Sơn chia sẻ, trong đêm diễn 2/8, ông chịu viết biên bản cam kết thực hiện thanh toán tác quyền vì không muốn sự ồn ào làm phương hại đến chương trình sắp diễn ra. "Trong văn bản đó, tôi ghi rõ ràng, chúng tôi chỉ 🐷đồng ý 170 triệu đồng là tiền tạm tính thôi và sau đó hai bên sẽ gặp nhau vào ngày 4/8 để đàm phán rút lại con số cụ thể hơn. Nhưng thực tế, VCPMC chỉ muốn chúng tôi thanh toán con số họ nêu ra chứ không chấp nhận sự đàm phán nào cả. Chúng tôi cảm thấy mình đang bị bắt chẹt, áp đặt mức giá tác quyền", đại diện ban tổ chức nói.
Để làm rõ hơn việc bị áp đặt mức giá tác quyền phi lý, phía Đồng Dao cho biết, việcܫ trả phí trực tiếp cho các nhạc sĩ hoặc các chủ sở hữu khác như với nhạc sĩ Phú Quang hoặc công ty Phương Nam (đơn vị sở hữu tác quyền nhạc Phạm Duy) đều chỉ tính mức một triệu đồng mỗi tác phẩm. Ngoài ra, Đồng Dao chia sẻ, trước đây, khi làm đêm nhạc "Như cánh vạc bay" tại Hà Nội vào ngày 6/7/2011, công ty này từng làm việc với bà Trịnh Vĩnh Trinh với mức tiền tác quyền nhạc Trịnh Công Sơn là 18 triệu đồng cho tổng cộng 27 bài hát (tính trung bình hơn 600.000 đồng mỗi tác phẩm). Đồng thời, trong chương trình "Dư âm" diễn ra tại Hà Nội, VCPMC chỉ lấy mức giá tác quyền là 8,5 triệu đồng cho 17 ca khúc của các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Thuận Yến🍃, Nguyễn Ánh 9... (tính trung bình mỗi tác phẩm giá 500.000 đồng).
Vì lẽ đó, mong muốn của bên Đồng Dao là Trung tâm tác quyền phải đưa ra mức phí thật rõ ràng, chứ không thể khi thế này lúc thế khác. "Nếu có thể ngồi lại với VCPMC, chúng tôi mong muốn mức giá tác quyền có 💫thể thỏa thuận trong trường hợp nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn là 2 triệu đồng cho mỗi bài hát. Đó là mức cao gấp đôi so với khi chúng tôi chi trả cho các tác giả khác♒", ông Sơn nói.
Một vấn đề khác khiến phía Đồng Dao rất bức xúc là thái độ làm việc mà họ cho là "thiếu thiệnꦺ chí và chưa văn minh" c🤪ủa đại diện Trung tâm VCPMC. Ông Nguyễn Ngọc Sơn nói, trong lần tại Hà Nội, nhạc sĩ Phó Đức Phương từng dọa sẽ "đổ máu" với ban tổ chức. Trong các cuộc gặp, nhạc sĩ Phó Đức Phương thường quát tháo, gay gắt. Luật sư của phía Đồng Dao còn tố, phía VCPMC có cách nói chuyện dùng tay xỉa thẳng vào mặt người đối diện. "... đến cha mẹ chúng tôi còn chưa xỉa vào chúng tôi như thế. Nếu thấy chúng tôi vi phạm pháp luật hãy cùng nhau ra tòa làm việc chứ đừng thể hiện cách đòi nợ như thế", vị luật sư nói (xem video).
Trao đổi với VnExpress về các nội dung trong cuộc họp báo, nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định, các yêu cầu của Ban tổ chức show Khánh Ly là vô lý và chỉ nhằm trì hoãn việc thanh toán tác quyền.
Trước thắc mắc về tư cách đại diện hợp pháp của VCPMC đối với tác quyền các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, ông Phương không trả lời mà đặt ngược lại vấn đề rằng: Ban tổ chức show Khánh Ly cũng chưa đưa ra được văn bản nào hợp pháp chứng minh họ có quyền sử dụng các ca khúc Trịnh Công Sơn trong các đêm nhạc. Ông Phương đồng thời phủ nhận cáo buộc áp giá tác quyền quá cao của phía Đồng Dao. Ông khẳng định, VCPMC thực hiện việc thu phí đúng với Nghị định 61 của chính phủ. Theo đó, "đối với tác phẩm âm nhạc, bên sử dụng tác phẩ🔜m trích từ 15 - 21% doanh thu buổi diễn để trả nhuận bút cho biên kịch, nhạc sĩ, nhạc sĩ phối khí, nhạc sĩ chuyển thể, hoạ ﷺsĩ theo thoả thuận trong hợp đồng". Nhạc sĩ giải thích, mức tác quyền có thể khác nhau tùy theo tính chất, quy mô từng đêm nhạc nhưng dao động trong khoảng 15 -✅ 21% doanh thu.
Cuối cùng♉, giám đốc VCPMC khẳng định: "Sẽ triệt t🐬iêu mọi cớ để họ (ban tổ chức) không thể trốn tránh nữa. Không thể buông xuôi, phải đấu tranh cho đến thắng".
Thoại Hà