Tôi có cô bạn chơi lâu năm, suốt ngày rên rỉ về vấn nạn "đẻ mà không nuôi nổi"(hay không chịu nuôi?). Hồi bạn cưới, mẹ chồng 52 tuổi, bố chồng 54 tuổi. Tôi phải vượt mấy trăm km để đưa bạn về nhà chồng. Còn đang loay hoay giúp bạn tháo cái lúp cô dâu thì mẹ chồng vào thông báo: "Từ giờ, trách nhiệm nuôi em thuộc về hai vợ chồng♔ con nhé. Ba mẹ tới lúc hưởng phước rồi".
Một bác gái vốn có cảm tình với bạn, tới phụ tôi gỡ cái mi giả cho bạn, tranh thủ nói nhỏ: "Truyền thống nhà này là vậy, anh nuôi em. Ngày xưa bác cũng nuôi ba chồng con và các chú, mệt𝔍 mỏi lắm luôn. Nên con rút kinh nghiệm, sau này cố mà giữ riêng một ít tiền để lo cho bản thân và mua sữa nuôi con". Nói xong, bác gái lật đật bỏ đi.
Những gì diễn ra sau đó hoàn toàn đúng theo những gì mẹ chồng bạn giao. Bạn phải cùng chồng nuôi các em ăn học suốt mười mấy năm, cung phụng, bao lo cho ba mẹ chồng. Mọi người trong nhà mặc nhiên coi vợ chồng bạn như cây ATM, có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Kể cả em chồng, năm nay đã sắp 40 tuổi, cũn♌g thỉnh thoảng vẫn vòi tiền bạn để tiêu vặt. Em chồng xin không được thì quay sang mượn, mượn xong thì không trả, bạn có đòi lại thì có khi còn 🌃bị chửi.
Mẹ chồng bạn còn có cô em gái, mới "rổ rá cạp lại" với chú kia. Hai người sinh được một đứa con, cũng bảo học đến hết lớp 12 ở quê, rồi giao lên thành phố cho vợ 🦋chồng bạn nuôi tiếp. Bạn vẫn còn chưa kịp tiếp nhận xong cái tin "sét đánh ngang tai" này thì cô em chồng cũng báo 🃏tin lỡ có em bé. Mấy bữa nay, cả nhà bạn đang sôi nổi chuyện bà bầu không thể tiếp tục ở nhà trọ, trong khi nhà bạn thì dư phòng. Vả lại bầu phải dưỡng thai, không thể kiếm tiền, cần có người nuôi... Ý nói là muốn vợ chồng bạn bao nuôi nốt.
>> Nhiều mẹ chồng đòi hỏi quá đáng với con dâu
Vừa rồi gặp nhau, bạn than thở với tôꦜi :"Nuôi em chồng chưa hết bị báo cô, giờ còn định bắt tớ nuôi nốt cả con của nó sao? Tớ mệt rồi. Tớ sẽ ra tòa nếu cô ta cứ nhất quyết dọn🥃 tới".
Khổ một cái là bạn tôi lại quá yêu chồng. Hồi mới quen, tôi đã thấy bạn bị bòn rút. Nguyên đám chúng tôi ngăn cản nhưng bạn không nghe. Đó cũng là lý do cả đám bạn giận không đi đưa dâu bạn, chỉ còn mỗi tôi. Tới giờ, cũng chỉ mỗi mình tôi chịu nghe bạn than vãn꧟ và giúp đỡ bạn g✨iữ tiền "của chìm", để dành lo cho các con sau này. Chứ "của nổi" là chồng bạn đem lo cho nhà anh ta hết.
Lắm lúc con thiếu sữa cũng tính sau, còn điện thoại mới cho ông nội là phải mua ngay. Chú đi du lịch cũng phải chuyển khoản, trong khi tiền trả công bác xe ôm đưa đón con đi học thì từ từ... Tôi phải thường xuyên đứng ra nhân danh cho con bạn món này món kia. Thực ra, đó là tiền mẹ cháu làm ngoài, được thưởng này nọ, lương cũng khai báo giảm đi phân nửa, để làm quỹ riêng đưa tôi giữ hộ, con bạn 💛cần gì tôi giả vờ cho🦂 cháu cái đấy, coi như "cứu hộ".
Thậm chí, có lúc chồng bạn cần vốn làm ăn, tô💧i cũng trích từ quỹ riêng ấy để "cho vay", giúp xoay xở tình hình. Nghĩ lại, cũng nhờ năm xưa bác gái nhắc nhở mà bạn chủ động lo thân ngay từ đầu, nên đến giờ mới không bế tắc. Nếu không, không biết đời bạn còn khổ thế nà♛o?
Hy vọng câu chuyện này sẽ là bài học kinh nghiệm cho những các bạn trẻ trước khi quyết định bước vào cuộc sống hôn nhân. Hãy luôn tỉ♌nh táo để không tự biến mình thành "cái mỏ" cho nhà chồng "đào".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không n𓆏hất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.