Trong hội nghị với người đồng cấp Trung Quốc vừa diễn ra ở thành phố Côn Minh, các ngoại trưởng ASEAN đã ra một văn kiện mà phía Malaysia gọi là "tuyên bố chung" bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng đang gia t𒀰ăng ở Biển Đôn⛄g. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, Ban Thư ký AS🌳E🌊AN đã quyết định rút lại tuyên bố này.
Trong khi Malaysia nói rằng văn kiện được rút lại để "chỉnh sửa khẩn cấp", Indonesia lại nói rằng đã có sự "nhầm lẫn" và văn bản này không phải là tuyên bố chung của ASEAN sau hội nghị. Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta𒐪 cũng nói rằng không có tuyên bố chính thức được đưa🍃 ra sau cuộc họp.
Các nhà phân tích đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau cho tình huống hy hữu này, và phân tích các mối quan hệ giữa Hiệp hội với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn và vô cùng quan trọng của khốꦍi, theo Time.
Chia rẽ
Tạp chí này dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao có mặt tại hộℱi nghị cho hay thời điểm tuyên bố chung ASEAN vừa được đưa ra, Bắc Kinh triển khai một cuộc vận động hành lang, thuyết phục các ngoại trưởng rút lại những gì mà họ mới công bố. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đặc biệt tạo sức ép lên Lào, chủ t🐼ịch ASEAN năm nay.
Chuyên gia về Đông Nam Á Carl Thayer cho rằng Trung Quốc có thể đã phản đối những lời lẽ mà Ba🦄n thư ký ASEAN đưa ra trong tuyên bố chung. "Việc này khiến Ban thư ký ASEAN rút lại tuyên bố", ông nhận định.
Đến nay, vẫn chưa có tuyên bố chung ASEAN khác nào được đưa ra. Thay vào đó, một số thành viên trong khối đưa ra những tuyên bố riêng. Sự xáo trộn này gợi nhớ một dấu mốc hồi năm 2012, khi lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN phải khép🀅 lại mà không có bất kỳ thông cáo chung nào. Giới quan sát khi ấy cho rằng chính Trung Quốc đã gây áp lực lên chủ tịch luân phiên của ASEAN lúc bấy giờ là Campuchia nhằm tránh những vấn đề nhạy cảm về Biển Đông.
"Đây lại là một thất bại khác khiến uy tín của ASEAN bị tổn th🔯ương nghiêm trọng", Ian Storey, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiê꧟n cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá. "ASEAN đang thiếu trụ cột", ông nhấn mạnh.
"Sự việc cho thấy một thực tế là mong muốn định hình và kiểm soát nghị trình an ninh khu vực của ASEAN đang ngày càng khó khăn", Storey bìnꦉh luận.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei. Bắc Kinh củng cố tuyên bố bằng cách xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông cùng nhiều công trình trên đó, như đường băng, bến cảng, nhà 📖chứa máy bay... bất c൩hấp sự phản đối từ khu vực và quốc tế.
Vụ việc lần này cũng phản ánh khả năng hạn chế của ASEAN trong việc giải quyết những vấn đề gây tranh cãi. Một thỏa thuận chống khói bụi ký năm 2002 vẫn chưa thể cải thiện tình trạng khói mù độc hại xuất phát từ hoạt động đốt rừng ở Indonesia lan ra nhiều nước trong khu vực. Một liên minh kinh tế ASEAN ra mắt hồi năm ngoái tới giờ vẫn chưa đạt được mục tiêu cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư trong khối, WSJ.
Tác động từ Trung Quốc
Giới chuyên gia nhận định bên cạnh những khác biệt༺ về kinh tế và văn hóa, ảnh hưởng ♍từ Trung Quốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến ASEAN khó lòng tìm thấy tiếng nói đồng thuận.
Trung Quốc là đối tác 🧸thương mại lớn nhất của ASEAN nói chung cũng như của các nước thành viên nói riêng, ngoại trừ Brunei. Năm 2014, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt mức 336,5 tỷ USD, chiế⭕m 14,5% giá trị thương mại toàn khối.
Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên về Đông Nam Á của tạp chí Diplomat, cho rằng Bắc Kinh rõ ràng đang dùng sức mạnh kinh tế như đòn bẩy để ảnh🉐 hưởng với các thành viên ASEAN.
"Viện trợ là một công cụ ngoại giao mà Trung Quốc đang triển khai ồ ạt, đặc biệt là tại Đông Nam Á", ông Bilahari Kausikan, cố vấn chính sách tại Bộ Ngoại giao Singapore, hồi tháng ba nhận xét. "Nhiều quốc gia ASEAN đã sẵn sàng và vui vẻ chấp nhận sự hào phóng từ những cơ hội kinh tế mà Trung Quốc chào mời".
Xem thêm: Bản tuyên bố chung đoản mệnh về Biển Đông của 💃ASEAN
Vũ Hoàng