Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lư♏ợng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng♈ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Nghị định này cũng quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Tuy nhiên, giao dịch mua bán vàng miếng SJC (thương hiệu vàng miếng quốc gia) giữa cá nhân với các tổ chức kinh doanh vàng (được cấp phép) thì chỉ là giao dịch dân sự thông thường, the🐻o nguyên tắc "thuận mua, vừa bán". Do vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Giá mua bán, phương thức, hình thức thanh toán hoàn toàn do các bên thỏa thuận, pháp luật không can thiệp.
Hiện tại, pháp luật không quy định việc bảo quản vàng miếng phải được thực hiện như thế nào cũng như tiêu chuẩn về mặt hình thức vàng miếng như thế nào thì được giao dịch đúng giá niêm yết. Do vậy, việc nhân viên tiệm vàng cho rằng vàng miếng của bạn không đạt yêu cầu về hình thức và đề nghị trừ tiề༒n thì đây ch🦩ỉ là ý chí chủ quan của họ.
Bạn có thể thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì bạn có thể mang số vàng miếng đó bán⛎ cho cơ sở kinh doanh vàng bạc khác.
Tuy nhiên, trên thực tế🎃 không chỉ đối với vàng, bạc mà bất kỳ sản phẩm nào khi không đạt hình thức nhất định đều phải giảm giá cả hai chiều mua và bán. Thậm chí đối với vàng trang sức thì còn có đặc thù là các cửa hàng kinh doanh vàng chỉ thu mua theo giá vàng nguyên liệu chứ không theo giá vàng trang sức (có tính công chế tác trong sản phẩm).
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội