Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1979, NSIDC nhấn mạnh. Với khả năng chỉ còn vài tuần nữa là bước vào mùa tan băng, mức độ này ℱdự kiến còn giảm hơn nữa trước khi đạt mức tối thiểu hàng năm.
Băng biển tan chảy không có tác động rõ rệt đến mực nước biển vì băng vốn đã nằm trên đại dương, nhưng nó góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Khi biển trắng (có băng che phủ) - giúp phản xạ tꦅới 90% năng lượng Mặt Trời trở lại không gian 🍃- bị thay thế bằng biển tối (không đóng băng), nước sẽ hấp thụ nhiệt của Mặt Trời khiến đại dương nóng lên.
NSIDC cho biết thêm rằng sự biến mất của băng biển còn làm lộ ra các thềm băng và sông băng trước những con sóng, đẩy nhanh tốc độ nứt vỡ và tan chảy của chúng. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng ꧟dải băng khổng lồ ở tây Nam Cực sẽ rơi vào tình trạng sụp đổ dần dần, kéo tꦅheo mực nước biển dâng cao 4 m, với mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1°C.
"Tôi chưa bao giờ chứng kiến tình huống cực đoan, không có băng như vậy ở đây", Giáo sư Karsten Gohl từ Trung tâm Nghiên cứu Biển và Cực Helmholtz thuộc Viện Alfred Wegener của Đức cho biết. "Thềm lục địa,🔯 một khu vực có diện tích bằng nước Đức, hiện hoàn toàn không còn băng🔴. Thật đáng lo ngại khi chứng kiến sự thay đổi này đã diễn ra nhanh như thế nào".
Chu kỳ ở Nam Cực có những thay đổi đáng kể hàng năm trong mùa hè tan băng và mùa đông đóng băng. Lục địa này đã không trải qua sự tan chảy nhanh chóng trong bốn thập kỷ qua, nhưng tỷ🧸 lệ băng ta🍎n đã tăng cao kể từ năm 2016, làm dấy lên lo ngại về một xu hướng mất băng có thể đang diễn ra.
Kỷ lục băng biển thấp nhất trước 𝕴đây được thiết lập vào tháng 2/2022, khi diện tích băng nổi trên Nam Cực lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu km2. Trên toàn cầu, năm ngoái là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 từng được ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của mô hình thời tiết La Nina tự nhiên.
Đoàn Dương (Theo AFP/Guardian)