Bằng cấp chỉ chứng tỏ là bạn có hiểu biết sâu về một công việc nào đó, có kỹ năng để làm công việc đó. Bằng cấp khôn🐬g chứng tỏ bạn làm công việc đó tốt hơn người khác, trừ một số ngành nghề đặc thù như ngành Y. Với nhiều ngành, bạn không có bằng cấp tương ứng nhưng có học qua một khóa đào tạo ngắn𒐪 hạn, bạn vẫn làm được công việc của một người có bằng cấp chính quy.
Sự khác nhau giữa người có bằng và không có bằng là: người có bằng hiểu cái việc được giao ấy một cách có hệ thống còn ngườဣi không có bằng thì chỉ hiểu một cách hạn hẹp.
Trong hàng loạt thao tác công việc hàng ngày mà bạn phải làm, người có bằng biết ưu tiên thao tác nào trước, hiểu rõ tầm quan trọng của thao tác nào đối với kết quả công việc. Người không có bằng thì đụng đâu làm đó, nhiều thao tác đến cùng một lúc thì rối tinh rốiꦿ mù lên. Nhìn qua tưởng chừng như rất bận rộn thực tế là làm việc tùy tiện thiếu sắp xếp, thiếu đề ra thứ tự ưu tiên.
Đánh giá nhân viên, người quản lý chỉ nhìn vào hai tiêu chí. Một là năng lực và hai là thái độ. Tùy theo cường độ công vi෴ệc, người ta đặt tiêu chí nào lên trên. Cường độ công việc cao thì đặt năng lực lên trên. Cường độ công việc cao thì thời gian hạn hẹp, bạn phải ra quyết định nhanh và chính xác. Thái độ đối với công việc là bạn có làm việc đến nơi đến chốn không, có hoàn thành trong thời gian ngắn nhất không mặc dù người ta cho bạn thời gian làm việc khá dư dả.
Từ hai tiêu chí, nhà quản lý sẽ quyết định đề bạt cất nhắc người nào hoặc đưa người nào vào danh sách chuẩn bị cho nghỉ việc. Bằng cấp chỉ thể hiện được ℱnăng lực và thái độ học tập mà thôi. Khi bạn học, chả ai cạnh tranh với bạn còn khi bạn làm việc thì có vô số áp lực cạnh tranh. Cho nên, học giỏi không có nghĩa là làm giỏi.
Nhiều người ngộ nhận hai khái niệm này, thường đánh đồng chúng với nhau. Năng lực làm việc dựa trên nền tảng của kinh nghiệm làm việc. Bạn có bằng cấp thì bạn có nền tảng cao hơn người không có bằng cấp, không mất thời gian đi đường vòng, kﷺhông mất thời gian suy nghĩ những cái mà bạn không hiểu rõ vì bạn đã được học qua chúng. Các bài học trong trường chính là vô số kinh nghiệm của ng꧃ười đi trước được đúc kết lại. Nói cách khác, bạn có bằng cấp chính là bạn đang "đứng trên vai người khổng lồ".
Thái độ đối với công v👍iệc phụ thuộc vào tính cách của bạn. Làm hết việc hay hết giờ chính🦂 là điều kiện để nhà quản lý đánh giá thái độ đối với công việc của bạn.
Vì sao đào tạo đại học Việt Nam thiếu tính thực tiễn? Bởi vì cái ông giáo sư của người ta ban đầu cũng chỉ là một anh sinh viên mới tốt nghiệp rồi đi làm cho các doanh nghiệp. Làm tốt được thăng chức dần lên cuối cùng không còn chức nào cao hơn để trèo lên nữa thì bỏ việc đi dạy học (đওược một trường đại học nào đó mời về giảng dạy với đồng lương to hơn đồng lương mà ông ta đang nhận ở doanh nghiệp).
Còn ông giáo sư nhà mình thì tốt nghiệp xong đi dạy luôn. Giữa hai ông thì ông nào có thực tiễn? Đại học của người ta là sinh viên chọn giáo sư chứ không phải ngược lại. Ví dụ, tại một thời điểm nào đó, tại một trường đại học thuộc khối kỹ thuật, tại 3 giảng đường nằm ở 3 vị trí "địa lý" khác nhau, có 3 ông giảng viên "đăng đàn" giảng bài Cơ lý thuyết – sức bền vật liệu, sinh viên có qu﷽yền đăng ký chọn nghe ông nào giảng bài.
Cái học hàm giáo sư của người ta không phải là do thâm niên dạy học mà do có bao nhiêu sinh viên chọn nghe ông ấy giảng bài trong một quá trình xác định. Trở thành giáo sư là anh phải cạnh tranh với nhiều đồng nghiệp khác chứ đâu phải đơn giản. Còn ta thì sao, chỉ có một giáo sư dạy đúng thời khóa biểu, đã thế lên lớp còn bày cái trò điểm d🃏anh. Chết d♎ở. Đó là lý do vì sao người ta có rất nhiều giáo sư giỏi và chất lượng đào tạo của họ cao, đi sát với thực tiễn. Còn Việt Nam mình, đề án "20 nghìn tiến sỹ" thiếu khả thi. Cho dù có đào tạo ra được ngần ấy tiến sỹ mà mấy ông tiến sỹ này chưa từng đi làm đã đi dạy học luôn thì làm sao có thực tiễn, làm sao đào tạo ra nhân lực có chất lượng?
Xem nhiều trong ngày:
> N🌊hà hàn♓g Panorama Mã Pì Lèng 'đẹp mấy cũng phải tháo dỡ'
> 3 nhà hàng xóm cù🧸ng karaoke 'tra tấn' gia đình tôi
> 'Việt Nam có quá ít công dân toàn cầu'
> Mã Pì Lèng 'đừng đi theo vết xe đổ Đà Lạt'
> Cưới lúc thất nghiệp, giờ thu nhập 300 triệu ꦗđồng
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.