Năm 2009, tôi và một nhóm bạn về Hà Nội với ý định mở một công ty dịch vụ nho nhỏ kết nối các doanh nghiệp Singapore và Việt Nam. Các cổ đông công ty thống nhất tôi sẽ kiêm 🙈luôn người điều hành. Mọi việc xong xuôi, còn một bước nữa, đăng ký cho tôi làm giám đốc.
Cánh cửa đầu tiên tôi gõ là một đơn vị phụ trách cấp phép nhập cảnh thuộc Bộ Ngoại giao. Anh cán bộ trẻ ngồi sau quầy kính xem các giấy tờ rồi th💯ông báo: "Vì anh tốt nghiệp ở nước ngoài, anh phải xác nhận lãnh sự tại nơi cấp bằng, xong xuôi mang lại đây chúng tôi xem xét".
Luật của Việt Nam quy định cá nhân phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên mới được cấp giấy phép lao động và nhập cảnh với tư cách chuyên gia hay lãnh đạo doanh nghiệp có vốn đầu tư nꦺướ♍c ngoài.
Tôi chưng 🌟hửng. Nếu phải quay lại nơi du học chỉ để xác nhận lãnh sự sẽ vô cùng bất tiện và tốn kém. Kế hoạch lập công ty ở Việt Nam tạm ngưng và chúng tôi đành chọn cách điều hành công ꦜviệc từ Singapore.
Hơn ch🦩ục năm đã qua, với các nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính của Việt Nam, những tưởng quy định liên quan tới tấm bằng tốt nghiệp đã được điều chỉnh. Nhưng không.
Lãnh đạo một doanh nghiệp công nghệ ở Malaysia và Singapore cho biết đang đau đầu với các loại văn bằng khi nhập cảnh Việt Nam. Công ty anh, quy mô vốn hóa nhiều triệu USD, đang xem xét liên kết đầu tư trong lĩnh vực công nghệ với một doanh nghiệp trong nước. Anh cần tới Hà Nội làm việc khoảng một tuần. Phía cơ quan Việt Nam yêu cầu anh nộp bản sao bằng đại học, kèm chi tiết kinh nghiệm hoạt động, công tác của bản thân. Theo tra cứu của tôi, quy định này✤ căn cứ Khoản 3, 4, 5 Điều 3, Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Tại Singapore, nơi doanh nghiệp của anh và tôi hoạt động, các doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài đã quen với sự thông thoáng, thuận lợi. Nhà đầu tư có thể hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp trong một 🅺ngày; không có quy định văn bằng với chủ doanh nghiệp hay lãnh đạo doanh nghiệp; không có quy định "hợp pháp hóa lãnh sự" với bằng cấp của n✤hà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư có thể làm thủ tục qua mạng, không cần đến Singapore.
Nhiều công ty công nghệ hay các công ty khởi nghiệp từ Việt Nam đã sang Singapore lập doanh nghiệp bởi các điều kiện thuận lợi về điều hành cũng như chuyển giao cổ phần, kêu gọi hay bổ sung vốn. Gần đây, một tập đoàn kinh tế lớn nhất nhì Việt Nam đã chuyển cả vốn lẫn tư các𓄧h pháp nhân sang Singapore có lẽ cũng do sự thuận tiện này. Tại Việt Nam, các công ty cần từ ba đến sáu tháng để hoàn thành giấy phép mua bán cổ phần và thủ tục liên quan, thì tại Singapore, công việc tương tự có thể hoàn thành sau một ngày làm việc.
Trở lại với doanh nhân Malaysia, dù tận tình giải thích quy định của Việt Nam, có mộ🤪t điều tôi không thể không đồng ý🙈 với anh: trình độ quản lý, tri thức, hay kinh nghiệm của một người đâu chỉ thể hiện ở tấm bằng đại học. Nếu buộc phải tuân thủ yêu cầu này, ngay cả các tỷ phú Bill Gates, Elon Musk hay Mark Zuckerberg cũng khó vượt qua cửa ải "bằng đại học" để nhập cảnh Việt Nam với tư cách nhà đầu tư.
Quy định về chứng chỉ, bằng cấp với doanh nhân không chỉ thể hiện ở tấm bằng đại học, bởi đó không p��hải yếu tố đảm b💛ảo cho năng lực điều hành, dẫn dắt một doanh nghiệp. Mặt khác, bằng cấp có thể đạt được từ việc "đi mua", đi học hộ.
Hai năm qua, dù dịch bệnh phức tạp, Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài đến làm việc, thúc đẩy kinh tế phục hồi. Nhưng đón nhà đầu tư nhập cảnh rồi thì s🅠ao?
Mở cửa chỉ là bước đầu của quá trình phục hồi rất nhiều thách thức, mà bất cứ quốc gia nào trong khu vực cũng muốn tận dụng cơ hội để bật lên, sau hai năm trì trệ. Từ tháng 11 năm ngoái, Singapore và Campuchia đã thực hiện hộ chiếu vaccine, rồi đường xanh (green lane), đường vaccine (vaccinated travel lane) hay đường cho doanh nhân (business travel lane). Campuchia, mạnh♏ mẽ hơn, mở cửa toàn diện, cho người nước ngoài tự do tới vương quốc này theo mục đích du lịch hay kinh doanh, không kèm quy định cách ly nào.
Nhà đầu tư Malaysia nêu trên có thể sẽ dừng một nhịp, để chờ đợi. Nhưng anh cũng có thể cân nhắc lại quyết định đầu tư và chuyển hướ♓ng tới một nơi khác thuận tiện 🍸hơn.
Còn chúng ta? Liệu chúng tﷺa có tiếp tục với những yêu cầu ít tính thực tế và bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, hợp tác với đối tác nước ngoài?
Tôi rất hy vọng là không.
Michael Nguyễn Minh