Bùi Minh Đức, 30 tuổi, học viên thạc sĩ ngành Truyền thông tại Đại học Clark, Massachussetts, Mỹ. Với kinh nghiệm 10 năm làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, anh Đức đưa ra quan điểm về vai trò của bằng cấp và kinh nghiệm khi đi làm.
Chọn bằng cấp hay kinh nghiệm luôn là điều trăn trở với nhiều sinh viên, ảnh hưởng trực tiếp tới các lựa chọn: Nên đi làm thêm hay tập trung lấy điểm cao? Nên chọn học cao đẳng, học nghề trong khoảng hai năm hay dành bốn năm họܫc đại học chính quy?
Tôi cho rằng không có đáp án cho câu hỏi b🃏ằng cấp hay kinh nghiệm quan trọng hơn, bởi đây đều là hai yếu tố quyết định trong tuyển dụng việc làm, chỉ là trong hoàn cảnh cụ thể, cái nào được ưu tiên hơn.
Lý do là rất khó để bạn rạch ròi khái niệm bằng cấp và kinh nghiệm, nếu cách hiểu của mỗi người khác nhau. Với tôi, bằng cấp không chỉ là việc hoàn thành chương trình đại học với tấm bằng cử nhân. Khi muốn đánh giá vị thế của bằng cấp, tôi muốn đề cập tới cả một quá trình học tập nỗ lực và ra trường với thành t🐓ích học tập tốt, tạm thời loại bỏ sự chênh lệch về năng lực đào tạo giữ𒊎a các trường đại học.
Còn về kinh ngh🍨iệm, những kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến công việc có giá trị thực tiễn nhất. Giả sử bạn làm thiết kế, kinh nghiệm bán hàng hay gia sư trong thời sinh viên không được đánh giá cao như làm thiết kế, dù đó cũng là công việc bán thời gian.
Đánh giá bằng cấp hay kinh nghiệm quan trọng hơn mang tính chủ quan t🏅ừ mỗi cá nhân, mỗi nhà tuyển dụng cũng như đặc điểm của nhu cầu công việc. Chính vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, cán cân sẽ lệch hơn về một trong hai bên.
Ví dụ, tôi tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Đại học Hà Nội. Ngà𝓀nh học của tôi tập trung vào các môn liên quan tới quản trị và kinh tế nói chung, trong khi ngành Du lịch có rất nhiều nhóm nghề đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn cao như hướng dẫn viên. Khi tôi làm hướng dẫn viên du lịch sau bốn năm ra trường, tôi nhận ra mình thiếu kinh nghiệm thực tế. Trong khi đó, những bạn học cao đẳng, trung cấp du lịch đã làm hướng dẫn viên du lịch từ sớm, công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tôi thấy xu hướng kinh ngh🐭iệm được đánh giá cao hơn bằng cấp xuất hiện ở các ngành yêu cầu tính thực tế, thực hành cao như thiết kế, kỹ thuật, chuyên vi🍸ên nội dung.
Theo báo cáo của Burning Glass Institute, đơn vị chuyên nghiên cứu các khía cạnh của thị trường lao động, có trụ sở tại Mỹ, tỷ lệ phần trăm công việc yêu cầu bằng đại học giảm từ 51% (năm 2017) xuống 44% (năm 2021)๊. Tỷ lệ người Mỹ từ 18-29 tuổi coi giáo dục "rất quan trọng" cũng giảm từ 74 xuống 41% chỉ trong 6 năm.
Nói vậy để thấy, xu hướng ưu tiên kinh nghiệm hơn bằng cấp khá rõ rà🌜ng tại thị trường lao động nhiều quốc gꦐia, trong đó có cả Việt Nam. Song, khi nhìn vào một số nhóm ngành nghề cũng như định hướng công việc của nhiều người, bằng cấp vẫn đóng vai trò quan trọng.
Ví dụ, nếu định hướng theo đuổi các công việc đòi hỏi năng lực nghiên cứu, bằng cấp vẫn được nhiều nhà tuyển dụng coi trọng. Các công việc như giảng viên đại học, giáo viênꦺ, nghiên cứu viên trong các lĩnh vực khoa học (cả tự nhiên lẫn xã hội), bác🦂 sĩ, luật sư.... đòi hỏi bằng cấp cao, thậm chí nhiều ngành nghề kỳ vọng ở ứng viên tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ.
Khi còn làm việc trong ở các tổ chức phi chính phủ, tôi nhiều lần nhìn thấy những bài đăng tuyển dụng ưu tiên ứng viên có bằng thạc sĩ. Hiện tại, khi học thạc sĩ với mong muốn về Việt Nam giảng dạy, tôi cũng thấy nhiều đại học t🏅rong nước ưu tiên tuyển dụng ứng viên có bằng thạc sĩ trở lên. Khi nói là ưu tiên, nhiều đơn vị "ngầm hiểu" đó là điều bắt buộc.
Khó có thể đánh giá xem "kinh nghiệm" hay "bằng cấp" sẽ mang lại🙈 thu nhập tốt hơn - đây là một chỉ số khá mơ hồ để đánh giá ꦐchính xác. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu về mức lương bạn kiếm được giữa việc có và không học đại học.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Georgetown, thu nhập trong cuộc đời của một người với bằng đại học là khoảng 2,8 triệu USD, còn không c💝ó bằng đại học là 1,6 triệu USD.
Ngược lại, các trường đại học ở bang Massachussetts cho thấy người có bằng đại học thu nhập không cao hơn người tốt nghiệp trung học. Thêm vào đó, nhiều người học đại học ♐phải mất đến 20 năm để trả nợ học phí, trong khi họ có thể dành số tiền đó để mua nhà, đầu tư, tiết kiệm.
Sự bất đồng từ các nghiên cứu phần nào cho t🌌hấy khó đánh giá bằng cấp hay kinh nghiệm quan trọng hơn, quyết định nằm ở mỗi cá nhân. Trong bối cảnh "thừa thầy thiếu thợ" như nhiều người vẫn nhận định, việc chọn kinh nghiệm hay bằng cấp sẽ là bước ngoặt lớn.
Vậy nếu sau khi cân nhắc giꦑữa đam mê và tình hình thị trường lao động, bạn chọn gì?
Bùi Minh Đức