P🔯hần lớn các bang ở Mỹ đã ban hành các lệnh hạn chế đi lạ💙i ở mức độ khác nhau để ngăn Covid-19 lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm ở nước này đã vượt 500.000, mức cao nhất thế giới. Dù vậy, chính quyền một số bang vẫn kiên quyết từ chối ban hành chỉ thị cách biệt cộng đồng, trong đó hai bang Nam Dakota và Iowa thậm chí còn kêu gọi người dân cầu nguyện tập thể trước Lễ Phục sinh để chống nCoV.
Kristi Noem, thống đốc bang Nam Dakota, cho rằng 🍬bà không ra lệnh cho người dân ở nhà để ngăn Covid-19 lây lan bởi "người dân tự chịu trách nhiệm chính cho an toàn của mình". Nữ thống đốc 48 tuổi này còn ví lệnh cách biệt cộng đồng giống "các biện pháp hà khắc" mà giới chức Trung Quốc ban hành để ngăn đại dịch. Thay vào đó, bà tuyên bố 8/4 là "ngày cầu nguyện toàn bang để chấm dứt đại dịch".
Bang Iowa cũng tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể vào hôm 9/4. Kim Reynold, thống đốc bang Iowa, đả🅰ng viên Cộng hòa, chủ trì các sự kiện này, dù trước đó đã ban lệnh đóng cửa trường học, nhiều doanh nghiệp và địa điểm công cộng, cấm 🐈các cuộc tụ họp hơn 10 người tham gia.
"Trong suốt lịch sử của chúng tôi, người Iowa tìm thấy bình an, sức mạnh và đoàn🐟 kết thông qua cầu nguyện trước Chúa với lòng khiêm nhường đꦅể xin sức mạnh của ngài trong thời khắc khó khăn", Reynold cho biết trong một thông cáo.
Giới chức y tế Iowa hồi tuần trước kêu gọi ban hành các biện pháp ngăn chặn nCoV quyết liệt hơn, tương tự những gì 95% dân số Mỹ đang 🌞chịu. Thống đốc Reynold nói các hạn chế như vậy không cần thiết với những khu vực chưa có báo cáo ca nhiễm, dù các chuyên gia cảnh báo nhiều người nhiễm nCoV có thể không biểu hiện triệu chứng trong thời gian dài.
Nebraska và Bắc Dakota là hai bang khác phản đối chính sách hạn chế đi lại. "Điều này không phụ thuộ♚c nhiều vào những gì chính quyền thông báo mà vào những gì mỗi cá nhân làm", Thống đốc Bắc Dakota Doug Burgum nói.
Thống đốc bang Arkansas Asa Hutchinson nóiꦆ các yếu tố tại địa phương༺ như mật độ dân số thấp cho thấy không cần áp lệnh hạn chế rộng rãi. Hutchinson cho rằng các biện pháp hạn chế đi lại tại Arkansas sẽ có hiệu quả thấp, bởi việc miễn thi hành với các dịch vụ thiết yếu sẽ đồng nghĩa với việc "700.000 dân Arkansas thức dậy vào sáng hôm sau và đi làm".
Dù Louisiana đã ban hành một số biện pháp hạn chế đi lại, một số người tại bang này viện dẫn các quyền tự do tôn giáo trong Hiến pháp 🗹Mỹ để phản ♛đối quyết định của giới chức. Hàng trăm tín đồ vẫn đổ xô về nhà thờ Life Tabernacle tại thành phố Central hôm 5/4, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người.
🍸"Họ thà đến nhà thờ và thể hiện lòng tôn kính như những người tự do hơn là sống như tù nhân trong ngôi nhà của mình suốt 22 ngày", mục sư Tony Spell nói🌼.
Spell sau đó bị bắt với cáo buộc vi phạm các quy tắc cách biệt cộng đồng, song 𝐆cho biết sẽ tiếp tục thuyết giáo. Một tín đồ của nhà thờ Life Tabernacle nói các loại virus được nỗi sợ hãi nuôꩵi dưỡng, khẳng định bản thân không sợ hãi vì có niềm tin.
Tại ban💝g Ohio, các cơ sở thờ tự được Thống đốc Mike DeWine đưa vào diện miễn trừ với lệnh cấm tụ tập đông người. Khi được hỏi tại sao không sợ lây nCoV khi tham gia cầu nguyện, một tín đồ của nhà thờ Solid Rock ở thành phố Monroe nói "tôi được máu của Chúa Jesus bao phủ".
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,7 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 102.000 người chết và gần 376.000 người đã hồi pജhục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn nửa triệu ca nhiễm, trong đó hơn 18.000 người c🔯hết và hơn 29.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)