Nhưng cho dù là đánh giá của ai đi chăng nữa, Canon luôn giữ vai trò thống trị làng máy ảnh số. Hãng máy ảnh Nhật Bản luôn chiếm ngôi vị quán quân và áp đảo các đối thủ trong bất 🍰kì bảng ๊xếp hạng nào.
Là model cꦍompact nhưng A620 vẫn dẫn đầu danh sách bình chọn.
Thật thú vị khi một model thuộc dòng compact lại chễm chệ ở ngôi đầu bảng, vượt qua cả những chiếc máy ảnh số bán chuyên lẫn những chiếc D-SLR chuyên nghiệp. Ra mắt trên thị trường cách đây nửa năm nhưng ngay tại thời điểm này thì Canon A620 vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo của khách hàng. Những đặc điểm nổi bật của model này là cảm biến ảnh CCD 7,1 Megapixel, chip xử lý ảnh độc quyền Digic II nổi tiếng với tốc độ xử lý cao, hệ thống lấy nét tự động 9 điểm thông minh AiAF. Với những ai muốn tăng thêm sức mạnh cho A620 thì có thể sắm cho mình những phụ kiện kèm theo như bộ vỏ chụp dưới nước WP-DC90, ống kính chuyển đổi đổi tele TC-DC58N (1.75x), điều hợp chuyển đổi ống kính LA-DC58F.
2. Canon EOS 350D Digital Rebel XT
Máy D-SLR đầu tiên có giá dưới 1000 USD.
Xuất hiện lần đầu vào tháng 2/2005, ngay lập tức EOS 350D đã gây được tiếng vang lớn khi là model máy ảnh số chuyên nghiệp D-SLR đầu tiên có giá dưới 1.000 USD. Model này hấp dẫn mọi người ngay từ kiểu dáng thiết kế cực kì chuyên nghiệp và trang bị những tính năng rất pro. Không chỉ có vậy, nó còn làm cho cuộc tranh cãi giữa hai phe ủng hộ cảm biến ảnh CMOS và CCD nóng lên khi sử dụng cảm biến ảnh CMOS thế hệ thứ II với độ phân giải tối đa 8 triệu điểm ảnh. Đây là model phù hợp với những tay máy muốn thể hiện đẳng cấp chuyên nghiệp của mình.
3. Nikon D50
D50 là của Nikon, đối thủ truyền kiếp với Canon.
Nikon D50 là sản phẩm ra đời dựa trên sự thành công vang dội của người anh em D70 vốn từng nhận được giải thưởng máy ảnh số tốt nhất năm 2004 của tạp chí Pop Photo. D50 được trang bị chip vi xử lý hình ảnh cao cấp kết hợp tính ưu việt giữa công nghệ xử lý ảnh analog và công nghệ xử lý ảnh số, cho phép tạo ra những bức ảnh có thể in ngay để sử dụng. Chất lượng ảnh chụp được tối ưu hóa đến mức cao nhất dựa vào các thông số cân bằng trắng tự động, lấy tông màu và điều chỉnh màu sắc tự động. Tính năng xử lý hình ảnh trong thời gian thực giúp làm giảm các tín hiệu nhiễu, tăng thời gian phơi sáng của ảnh. D50 là model máy ảnh số chuyên nghiệp đơn thuần khi chụp ảnh ở độ phân giải tối đa 6 Megapixel và thiếu vắng tính năng quay phim vốn đang phổ biến ở các máy dòng compact.
4. Canon PowerShot SD550 Digital ELPH
Sựꦰ lựa chọn tốt cho máy ảnh số có giá🍌 dưới 400 USD.
Canon SD550 còn được biết đến dưới tên IXUS 750 ở thị trường châu Âu hoặc Digital 700 tại Nhật Bản. Những tính năng trên SD550 không khác biệt nhiều so với người anh em A620 khi cùng trang bị cảm biến ảnh CCD 1/1,8 cho độ phân giải 7,1 Megapixel, chip xử lý hình ảnh Digic II. Ngoài ra model này còn có màn hình LCD 2,5 cho phép quan sát ở góc rộng, khả năng quay phim ở độ phân giải VGA với tôc độ 30 hình/giây. Được đánh giá ở mức 5 sao (xuất sắc) ở hầu hết các tạp chí về công nghệ trên thế giới, SD550 góp phần củng cố vững chắc ngôi vị số một của Canon.
5. Panasonic Lumix DMC-FZ30
Model của Pa✅nasonic với kiểu dáng thiết kế chuyên nghiệp💃.
Kiểu dáng "chuyên nghiệp" hơn hẳn so với các máy Lumix đời trước, DMC-FZ30 nổi bật với độ zoom quang 12x, hai vòng điều khiển chỉnh tay, khả năng lưu trữ ảnh RAW, chế độ chụp liên tiếp không hạn chế số lượng ảnh và màn hình cơ động. Máy ảnh 8 Megapixel này là sự lựa chọn lý tưởng cho những người muốn chụp ảnh theo phong cách "pro" nhưng lại không muốn trả một số tiền như những tay chụp ảnh chuyên nghiệp thường phải trả. Máy ảnh bán chuyên này trông giống như một máy D-SLR, nhưng không có khả năng thay đổi ống kính. Điểm yếu đáng kể của model này là trọng lượng khá lớn (750 g) và ảnh bị nhiễu khá nhiều khi chụp ở mức ISO 200 trở lên, còn ở mức ISO 400 thì không nên in ảnh.
6. Olympus Evolt E-500
Máy ảnh số bán chuyên chỉ nhẹ như máy compact.
Rất "pro" trong thiết kế nhưng lại nhẹ tương đương máy compact, hệ thống nút điều khiển dễ hiểu, pin chụp được hơn 300 kiểu, bộ lọc bụi siêu âm là những điểm ấn tượng ở E-500 Evolt. Máy được coi là 'cầu nối" giữa dòng máy nghiệp dư và chuyên nghiệp. Để hoàn thiện diện mạo chuyên nghiệp cho E-500, Olympus trang bị cho máy khe ngắm quang học được thiết kế theo kiểu lăng kính 10 cạnh, đèn flash "pop-up" và khe cắm thông minh hotshoe trên đỉnh máy. E-500 dùng cảm biến ảnh CCD 4/3 với độ phân giải 8,15 triệu điểm ảnh, trong đó có 8 triệu điểm ảnh hiệu dụng.
7. Sony Cyber-shot DSC-T9
Cyber-shot T9 với kiểu dáng siêu mỏng.
Sony là hãng đầu tiên đưa hệ thống ổn định hình ảnh quang học hoạt động theo cơ chế chuyển dịch ống kính vào camera có ống kính rút gọn. Đây là bí quyết để chế tạo những máy ảnh siêu mỏng, vì ống kính không phải chuyển động ra ngoài thân máy. DSC-T9 dùng cảm biến ảnh CCD 6 triệu điểm ảnh hiệu dụng, ống kính Carl Zeiss Vario-Tessar độ zoom 3x và có bộ nhớ trong 58 MB. Máy được trang bị màn hình TFT LCD 2,5 inch, độ phân giải lên tới 230.000 pixel và dùng hai loại thẻ nhớ Memory Stick PRO Duo và Memory Stick Duo. Với trọng lượng chỉ có 160g (đã gồm pin và thẻ nhớ), DSC-T9 thuộc dòng máy siêu mỏng có thế theo bạn đi khắp nơi mà không gặp phải trở ngại nào.
8. Sony Cyber-shot DSC-P200
Phải sử dụng cả hai tay khi chụp ảnh bằng P200.
Với kiểu dáng thuôn dài được bảo vệ bằng lớp vỏ hợp kim nhôm, DSC-P200 là một trong những máy ảnh 7 "mê" nhỏ gọn nhất hiện nay. Máy hoạt động tốt, có nhiều tính năng cao cấp, thời gian sử dụng pin lâu và chất lượng ảnh rất tốt. Máy có thể chụp tới 984 hình sau một lần sạc pin. Nếu sử dụng đèn flash cùng với các thao tác như phóng to, định dạng thẻ, xem trước ảnh thì số kiểu ảnh giảm xuống một nửa. Nếu nhìn bắt gặp một khoảnh khác đáng nhớ nào đó, bạn có thể rút DSC-P200 trong túi ra, bật nút nguồn và sau 2 giây là có thể chụp. Toàn bộ thân máy của DSC-P200 được làm bằng hợp kim nhôm, các nút bấm được mạ crôm giúp cho máy có diện mạo khá sang trọng và chắc chắn. Tuy nhiên, thân máy hơi nhỏ khiến cho nó trở nên khó cầm và thao tác đối với những người có bàn tay lớn.
9. Olympus Camedia SP-350
SP-350 rất chắc chắn trong thiết kế.
SP-350 có kiểu dáng khá chuyên nghiệp với tay cầm lớn và sâu cùng lớp vỏ kim loại màu đen. Máy được trang bị cảm biến ảnh CCD 8,3 Megapixel, trong đó có 8 triệu điểm ảnh thực, dùng chip xử lý ảnh TruePic Turbo. Ống kính cao cấp 38-114 mm (tính theo máy dùng phim 35 mm) có độ zoom 3x (zoom số 5x). Phiên bản này có khả năng tiếp nhận ống kính chuyển đổi góc rộng và tele (trong phụ kiện đi kèm có ống kính góc rộng WCON-0,7F và ống kính tele TCON-17F). Với 25 chế độ cảnh chụp lập trình sẵn, SP-350 cho phép người sử dụng có được những kiểu ảnh như ý trong mọi tình huống ánh sáng. Những chế độ nổi bật nhất gồm: thể thao, món ăn, sau kính, sao chép văn bản, sau kính, pháo hoa, nến, dưới nước, cận cảnh dưới nước. Để có thể chụp dưới nước, bạn phải sử dụng bộ vỏ chống nước (trong bộ phụ kiện đi kèm máy).
10. Fujifilm FinePix S9000
Trọng l🎶ượng lớn làm giảm sức cạnh tranh của S9000.
FinePix S9000 được thiết kế theo mẫu SLR (ống kính đơn) với màn hình LCD, zoom 10,7x. Sản phẩm cung cấp khả năng chụp ảnh theo định dạng RAW và có tốc độ quay video 30 hình/giây với độ phân giải VGA. Model này sử dụng công nghệ xử lý ảnh thực Real Photo mới, hỗ trợ giảm độ nhiễu và cải tiến tốc độ chụp kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Là sản phẩm có độ phân giải cao nhất trong danh sách (9 megapixel) với bộ cảm biến Super CCD HR 1/1,6, S9000 được đánh giá khá cao nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn khách hàng bởi trong lượng khá lớn (745g) và màn hình LCD nhỏ 1,8.
Trung Đức