Người Quảng Ngãi hầu như ăn món nào cũng kèm với bánh tráng và tùy theo từng món ăn mà người ta ch🥃ọn những loại bánh dày, mỏng khác nhau. Đặc biệt những ngày tết, giỗ chạp, tiệc tất niên hay hầu hết cuộc hội ngộ của người Quảng đều không thể thiếu món bánh tráng. Đây là món ăn rất đặc biệt, in sâu trong tâm trí người Quả🐻ng, ăn sáng hay ăn chiều gì thì hầu như đều có cả. Bánh tráng ăn như thế gọi là ăn phụ, ăn kèm với những món ăn chính như don, cháo, bún giò, ram bắp, bò hít, bánh tráng xúc lòng xào nghệ, hến xúc bánh tráng hay cá cuốn bánh tráng.
Còn món chính của bánh tráng với tên gọi là bánh đập, tức bánh tráng nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Món bánh đập phải ăn nóng, vì thế khi có khách đến ăn thì chủ quán sẽ tráng bánh ướt tại chỗ. Bánh được ăn khi còn nóng rất ngon, ngon đến nỗi ăn ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚmãi không thấy ngán chỉ thấy no mà thôi.
Bánh đập là món ăn mộc mạc, dân dã, ngon miệng mà lại rẻ tiền nên rất được học sinh, sinh viên xứ Quảng yêu thích. Vào mùa gặt, bánh đập được dùng làm món ăn nửa buổi hay xế chiều. Còn ngày chay tịnh thì bánh đập được dùng chấm với 🔴nước tương dầm ớt tươi cũng là cách ăn phổ biến. Gọi là bánh đập vì mỗi lần ăn phải dùng tay đập đập cho bánh vỡ ra, bánh tráng vụn có mùi thơm dịu rất dễ chịu.
Với món bánh đập thì bát mắm cái rất quan trọng, muốn mắm♊ ngon thì phải giã nhuyễn với nhiều ớt tỏi Lý Sơn. Mùi thơm của bánh n⛄ướng, dẻo dẻo của bánh ướt, the the của hẹ, cay mặn của mắm cái giã ớt tỏi kết hợp với nhau rất hài hòa, lâu lâu mà không được ăn lại thèm lại nhớ da diết.
Hầu như thực khách nào khi ăn bánh đập cũng đꦬều hít hà, miệng xuýt xoa vì cay nhưng tay vẫn tiếp tục cầm bánh để cho vào miệng, tay còn lại cầm cốc trà uống cho giải nhiệt. Cứ như vậy, vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả mà không thể nhớ nổi mình đã ăn được bao nhiêu cái vì ăn quá nhiều.
Hiện tại có rất nhiều quán chuyên bán bá♎nh đập tại TP HCM như ở Sông Trà Quán hay ở chợ bà Hoa. Còn nếu có dịp v𓃲ề Quảng Ngãi, bạn có thể ghé ở đường Nguyễn Công Phương hoặc những quán ở Bến Tam Thương.
Như Phi