Dành toàn bộ thời gian ngày 22/5 để thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế🍃 - xã hội và quyết toán ngân sách, phần lớn những ý kiến ghi nhận được từ các đại 𒁏biểu Quốc hội đều cho thấy sự lo lắng về tình hình hiện nay.
Miêu tả thực trạng nền kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) dùng 💯từ "trì trệ nghiêm trọng". Th🌳eo ông, so sánh kinh tế quý sau cao hơn quý trước như cách làm hiện nay "không để làm gì", mà phải nhìn vào thực tế rằng giai đoạn suy giảm hiện nay đã kéo dài gấp đôi giai đoạn 1997 – 1999 mà vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Theo đại biểu, tăng trưởng mức 7-8% như trước đây mới đủ khả năng rút ngắn khoảng cách 🧸với các nuớc quanh khu vực, giải quyết những bấn đề nội tại bên trong. Còn với mức 5-6% như hiện nay rất khó khăn.
Các đại biểu khác đều cho rằng nền kinh tế của Việt 𒊎Nam đang lệ thuộc quá nhiều vào vốn, quyết định đến 80% GDP. Nếu như trước đây nền kinh tế tăng truởng dựa trên 4 trụ cột là nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nướ☂c, doanh nghiệp tư nhân, cuối cùng mới là FDI, thì đến giai đoạn 2012 – 2013, tăng truởng xuất khẩu chỉ dựa trên FDI là chính.
Nhiều đại biểu không hài lòng khi nhà điều hành đánh giá chưa đúng mức độ thực trạng kinh tế hiện nay. Nói về báo cáo của Chính phủ ꦯtrong phiên khai mạc, đại biểu Nguyễn Thị Dung (TP HCM) cho rằng các đánh giá còn "nhẹ 🌄nhàng", "bình yên" quá so với thực tế, trong khi bà thấy tình hình đã "rất căng".
Còn đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng khi viết về những hạn chế, mặt chưa được, Chính phủ cần chỉ rõ ai là người chịu trách nhiệm. Theo bà, đọc báo cáo của Chính phủ thấy năm nào cũng như nhauﷺ, ví dụ ngành nông nghiệp lần nào cũng thấy vẫn còn những hạn chế đó, người dân năm thì mất mùa lúa, năm thì được mùa không bán được. "Phải có địa chỉ trách nhiệm. Chứ câu chữ thế này không thực tiễn", bà Nguyễn Thị Quyết Tâm bình luận.
Thậm chí có đại biểu từ đoàn Hà Nội còn cho biết không muốn đọc báo cáo vì thấy nó x🍎a rời thực tế quá. "Đọc hết báo cáo cũng không biết nợ xấu nằm ở đâu, ở doanh nghiệp nào" nên rất khó hiến kế, đại biểu từ đoàn Hà Nội phát biểu.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo thì cho rằng trong phần nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2013, báo cáo của Chính phủ đang lạc quan hơn thực tế. Theo ông, cần phải cần xem xét lại việc đi🔯ều chỉnh chỉ tiêu, như từng có tiền lệ ở kỳ Quốc hội trước.
Ngoài ra, một số đại biểu cũng tỏ ra bức xúc trước những vấn đề của thị trường vàng, hệ thống ngân hàng. Như đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng khống chế trần lãi suất huy động mà không khống chế trần lãi 🧸suất cho vay là không bình thường, dẫn tới tình trạng huy động thấp mà cho vay vẫn cao.
Nhận xét về thị trường vàn൩g, đại biểu Huỳnh Nℱgọc Ánh không thỏa mãn với báo cáo của Chính phủ, cho rằng thị trường vàng đã được quản lý tốt hơn, giúp ổn định kinh tế vĩ mô. "Chênh lệch giá vàng ngày càng cao, chưa thấy "cái được" ở chỗ nào", ông nói. Cũng như đại biểu Ánh, có đại biểu khác còn kiến nghị cần xóa bỏ thương hiệu vàng quốc gia SJC, vì điều này không được nêu trong Nghị quyết trước đó của Chính phủ về ổn định thị trường vàng.
Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng kinh tế đang ở giai đoạn trì trệ đặc biệt, nên cần phải có những giải pháp đặc biệt để tháo gỡ. T🐲heo ông, không nên xây dựng riêng kế hoạch cho 3 năm 2013-2015 để phục hồi kinh tế bằng các giải pháp tiền tệ, tài khóa, tài chính. Riêng về chính sách tài khóa, đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị cần có m⛦ột chính sách nới lỏng, ví dụ phát hành trái phiếu, ít nhất là đủ để trả các dự án đầu tư đang tồn đọng.
Thanh Bình