Làm tư vấn tổ chức sự kiện cưới gần 10 năm và đồng sáng lập một công ty chuyên dịch vụ này trên đường Hoàng Cầu, ch🌟ị Huyền không lạ những cuộc điện thoại đặt lịch gấp. Nhưng chưa bao giờ, trong một ngày, chị nhận tới hơn hai chục cuộc gọi với cùng nội dung như vậy.
Huyền phải từ chối cô gái lạ bởi lịch đã kín, khách lại chưa chuẩn bị gì trong khi chỉ chọn áo vá🎃y đã cần ít nhất ha🎃i ngày. "Cô ấy đành dời lịch sang tháng 12. Không chỉ chỗ chúng tôi mà mọi cơ sở khác đều quá tải", chuyên gia tư vấn tổ chức đám cưới chia sẻ.
Từ ngày 18/7, Công điện của UBND TP Hà Nội yêu cầu "tạm thời không tổ chức đám cưới". Đến ngày 24/7, thành phố áp dụng Chỉ thị 16, dừng mọi dịch vụ không thiết yếu để 🅠phòng chống dịch Covid-19. Hai tháng 🅘sau, ngày 21/9, giãn cách được nới lỏng, một số dịch vụ được phép hoạt động và chuyện cưới hỏi cũng rục rịch trở lại. Sang tháng 10, hoạt động này càng nhộn nhịp, thậm chí được những người trong ngành ví như "cơn bão".
Tháng này, các đám cưới, đám hỏi tập trung vào 15/10 và 24/10, hai ngày được cho là đẹp nhất năm. Riêng ngày 15/10, chị Huyền phụ trách năm đám cưới vàℱ chạy từ 5h sáng đến nửa đêm.
Chị Dương Bích Hằng, chủ một công ty tổ chức sự kiện cưới trên đường Hào Nam thì﷽ lo hơn 20 đám. Ngày 24/10 tới, số hôn lễ đặt chị Hằng đã lên gần 30. "Cảm tưởng như cả Hà Nội cưới🔥 vào ngày 15/10 và 24/10", chị nói vui.
Theo chị Huyền và chị Hằng, so với các năm trước, số người cưới thực tế không nhiều hơn. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến số "ngày đẹp" ít đi và lượng cô dâu, chú rể chọn trùng ngày tăng lên. Ngoài những đôi đã lên lịch từ lâu, một s▨ố cặp vốn chọn lịch khác nhưng phải hoãn, hủy do giãn cách xã hội cũng muốn tổ chức luôn với tâm lý nhỡ chậm thì mất ngày đẹp hoặc dịch bùng lại. Chưa kể, nhiều người vì chờ nghe ngóng tình hình nên sát ngày định làm lễ mới báo.
"Vấn đề ở chỗ dịch vụ cưới không như bán hàng quần áo. Nó gồm vôജ số khâu, mỗi nhà lại một khác", chị Hằng nói. Bà chủ dịch vụ cưới hỏi tiết lộ thời gian chuẩn bị trung bình cho một đám cưới là 3-4 ngày. Với n🦩hững cô dâu, chú rể đòi hỏi cao như chỗ chị Huyền hay gặp, khâu chuẩn bị có thể cần 10 ngày.
Đám cưới đổ dồn sau giãn c🌺ách xã hội gây sức ép cho tất cả những người liên quan, từ cô dâu, chú rể, gia đình hai bên lẫn người làm dịch vụ.
Với cô dâu - chú rể, áp lực chủ yếu về mặ🍌t tinh thần.
Trần Lan Hương, 29 tuổi, ở quận Cầu Giấy đã "chốt" cưới ngày 15/10 từ thángജ 5 nhưng tới cuối tháng 7 quyết định tạm hủy. Đầu tháng 10, thấy tình h🐻ình khả quan hơn, cô mới liên lạc lại với bên tổ chức sự kiện cưới. "May mắn, họ vẫn ưu tiên tôi", Hương nói.
Lễ thành hôn diễn ra suôn sẻ song Hương buồn bởi không thể sửa kịp áo dài đã đặt may mà phải mặc lại váy cũ. Cô tự trang điểm, ảnh thì anh trai chụp do không thuê được người, chỉ ở mức tạm được. "Sau này nhìn lại, chắc chꦍắn sẽ càng tiếc nuối", Hương giãi bày.
Một số trường hợp như Nguyễn Huyền My thì "cảm thấy như bị ép🧸 cưới" bởi áp lực tuổi đẹp, ngày đẹp từ phía gia đình. Ngày 18/10, bố mẹ yêu cầu My kết hôn ngay tháng 10 dù con gái chưa sẵn sàng. "Mình đã khóc hai ngày vì không làm sao giảm cân kịp", cô gái sống tại quận Đống Đa bộc bạch. Mục tiêu của cô là giảm 10 kg để mặc váy cưới cho đẹp.
"Cô dâu - chú rể, đặc biệt là cô dâu, tâm niệm chỉ cưới duy nhất một lần nên muốn mọi thứ ho꧃àn hảo n𝄹hư ý. Các phụ huynh lại ưu tiên chuyện kịp ngày đẹp nên rất dễ dẫn đến xung đột giữa bố mẹ với con cái", chuyên gia tư vấn tổ chức đám cưới Huyền phân tích.
Người làm dịch vụ thì cố tìm cách xoay xở sao cho đám cưới của khách thật chỉn chu, bất chấp thời gian gấp rút hơn hẳn các năm trước. Hai tuần nay, chị Hằng và nhân viên thường xuyên làm từ 3h sáng đến đêm, đôi khi thức trắng để là vải, rửa ấm chén, kết hoa, thiết kế phông nền, sắp xếp bàn ghế. Bà chủ còn phải nhờ khách thông cảm nếu công ty tới trang trí nhà họ sớm hoặc trễ hơ🍬n một chút so với dự định.
Bên cạnh đó, doanh thu của các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đám c♏ưới bị ảnh hưởng bởi họ phải duy trì giá cũ, thậm chí giảm giá để hỗ trợ khách trong khi các mặt hàng có xu hướng đắt hơn. Muốn đảm bảo chất lượng, các công ty này cũng phải giới hạn số khách nhận.
Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp diễn, cả cô dâu, chú rể và gia đình lẫn người làm dịch vụ ꦆđ🎐ều phải học cách thích ứng.
Một sự khác biệt nổi bật là việc gộp c꧑hung ăn hỏi và đón dâu thay vì tách ra hai ngày như trước. Các buổi tiệc cũng thu nhỏ về quy mô nên thân mật và được đầu tư về chất lượng hơn.
Trong lễ thành hôn hôm 19/10, Lê Hương Giang 28 tuổi ở quận Ba Đình giảm 90% số khách mời so với dự định ban đầu, nhờ đó dễ dàng nâng cấp đồ ăn thức uống, hoa trang trí, đồ trang điểm và nội dung chương trình. Bữ📖a tiệc không chỉ là "ăn rồi về" mà có nhiều tiết mục xoay quanh cô dâu - chú rể như điệu nhảy của hai nhân vật chính hoặc chia sẻ của bạn bè về đôi uyên ương.
"Không có những mối quan hệ ngoại giao, mọi người đều thoải mái và đám cưới ý nghĩa hơn. Đây có lẽ sẽ là xu hướng của các đám cưới 🀅sau này", chị Huyền nhận định.
Để 🌊bớt áp lực khi tổ chức cưới hỏi mùa dịch, chuyên gia tư vấn khuyên các đôi quyết định sớm nhất có thể để được nhiều thời gian chuẩn bị. Tiếp đến, nên đặt ra mức kinh phí, tiêu chuẩn cụ thể nhằm nhanh chóng phân loại và lựa chọn nhà cung cấp. Trường hợp không có thời gian mà vẫn muốn mọi thứ chu toàn, bạn nên thuê các đơn vị tổ chức đám cưới chuyên nghiệp.
M𓃲ột giải pháp khác là đứng ngoài "cơn bão" này, như Ng🐬uyễn Vân Anh lựa chọn.
Trải qua năm năm yêu xa do du học, nữ 💛thạc sĩ 30 tuổi tưởng mình "về nước là cưới luôn", không ngờ phải hoãn kế hoạch vô thời hạn. Nhà hai෴ gia đình còn thuộc "điểm nóng" của thủ đô là phường Văn Miếu và phường Văn Chương.
Năm 2021 sắp trôi qua, Vân Anh vẫn chưa biết mình sẽ làm đám cưới lúc nào nhưng càng ngày, cô càng thấy thời đi🔯ểm tổ chức không quan trọng nữa. Với cô, ưu tiên hàng đầu là mọi người được an toàn, ꦚthoải mái.
"Cứ ngày nào không còn dịch bệnh là ngày ấy đẹp", Vân An🎃h nói. "Hơn nữa, tജình cảm giữa chúng tôi mới là thứ quyết định mọi thứ".
Minh Trang