Nhóm phụ trách nhiệm vụ Artemis 1 của NASA họp hôm 14/11 để thảo luận về khả năng phóng của bộ đôi tên lửa Hệ thống P▨hóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Ori🧔on sau thiệt hại nhẹ do bão Nicole gây ra.
Dải cách nhiệt (RTV) được thiết kế để làm phẳng một khe hở nhỏ ở bên ngoài tàu vũ trụ Orion. Sau khi phát hiện hư hại, một số chuyên gia lo ngại phần bị hꦜở có thể tạo ra luồng khí không mong muốn, dẫn đến quá nhiệt trong lúcಞ phóng và bay.
Tuy nhiên, sau khi đánh giá và thực hiện nhiều phân tích, nhóm phụ trách Artemis 1 nhận thấy tàu vũ trụ vẫn bay được. Mike Sarafin, thành viên nhóm quản lý Artemis 1, cho biết, không có thay đổi nào trong kế hoạch phóng vào ngày 16. Cụ thể, nếu quá trìn🎀h kiểm tra bổ sung trước phóng và quy trình tiếp nhiên liệu đông lạnh diễn ra thuận lợi, bộ đôi tên lửa và tàu Artemis 1 sẽ rời khỏi bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ 🔯trụ Kennedy lúc 13h04 ngày 16/11 (giờ Hà Nội).
Vẫn có khả năng các chuyên gia sẽ phát hiện vấn đề ngăn cản nỗ lực phóng vào ngày 16, nhưng cách nhóm Artemis 1 kiên trì vượt𒆙 qua nhiều khó khăn rất đáng tự hào, theo Jeremy Parsons, phó quản lý chương trình Exploration Ground Systems của NASA tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
Trong nhiệm vụ Artemis 1, tàu vũ trụ không người lái Orion sẽ bay tới quỹ đạo Mặt Trăng nhờ tên lửa SLS. Nhiệm vụ này sẽ đặt nền móng cho các nhiệm vụ Artemis tương lai nhằm đưa con người trở lại Mặt Trăng. Mục tiêu cuối cùng là thiết lập sự hiện diện bền vữn🌞g của con người tại thiên thể này.
Với nhiệm v🐲ụ Artemis 2, phi hành đoàn sẽ bay lên quỹ đạo quanh Mặt Trăng sớm nhất vào năm 2023, trong khi Artemis 3, dự kiến diễn ra năm 2024 hoặc 2025, sẽ đưa các phi hành gia đáp xuống bề mặt Mặt Trăng.
Thu Thảo (Theo Space)