Trong một cuộc thăm dò ý kiến trên VnExpress gần đây, 1/3 số độc giả cho rằng, trong 5 năm tới, sự phát triển của Linux sẽ không có mấy đột biến so với hiện nay, trong khi chỉ có gần 1/5 tin rằng sẽ có sự bùng nổ thực sự về sử dụng phần mềm mã mở này trên toàn cầu. Hơn 22% khác tán đồng với khả năng Linux có thể cạnh tranh được với Windows trên môi tr🦋ư🐷ờng để bàn. Đáng chú ý, hơn 1/4 nhận định Linux sẽ phân nhánh và phát triển thành những xu hướng khác.
Tập đoàn dữ liệu IDC - từng dự báo, đến cuối năm 2005, Linux sẽ trở thành một hệ điều hành chủ đạo trong tất cả các khu vực chính của ngành công nghiệp điện toán - vẫn tin 💦rằng hệ điều hành mã mở đang đi đúng con đường để đ🐽ạt được mục tiêu đó.
“Có vẻ như quá trình này đang diễn ra suôn sẻ. Linux đã giành được vị thế đáng kể trong một số thị trường. Những chuẩn đa nền, đa nhà cung cấp, chẳng hạn như nền chuẩn Linux LSB, là một yếu tố thành công quan trọng nếu các đơn vị phân phối, nhà cung cấp phần mềm độc lập và các đối tượng sử dụng đầu cuối tiếp tục đầu tư vào Chim cánh cụt”, Dan Kusnetzky, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu phần mềm hệ thống của IDC, nhận xét.
Dần dần mở rộng về địa lý
Các hệ điều hành mã mở hiện chưa trở thành chuẩn trong môi trường doanh nghiệp cũng như gia đình, đồng thời vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, nhưng những nỗ lực gần đây cho thấy nó đang không ngừng mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu và có đủ tiềm năng để lớn mạnh hơn nữa. Nổi bật trong số này tất nhiên là cái tên Linux. “Chim cánh cụt” đang chứng kiến số đối tượng tiếp cận nó ngày một gia tăng trên bản đồ thế giới, trải khắp từ châu Á năng động, châu Âu khó tính cho tới Mỹ Latin ít tiếng tăm về công nghệ.
Với sự gia tăng rất nhanh của cộng đồng người dùng máy tính trong năm qua, châu Á là khu vực giàu tiềm năng và đang đi đầu trong việc phát triển Linux và mã mở. Ngoài dự án đầy tham vọng xây dựng một nền Linux riêng cho châu Á mang tên Asianux do Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc liên minh phát triển, tại mỗi nước này còn đang có những chiến dịch tích cực thúc đẩy sự chấp nhận mã mở. Tại Nhật, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế tuyên bố đang tiến hành một “nỗ lực quan trọng” nhằm khuyến khích sử dụng Linux trong hệ thống trường học, bên cạnh việc mở rộng ứng dụng trong các doanh nghiệp. Ở Trung Quốc, song song với sự tiếp cận các ứng dụng mã mở, tâm lý bài Microsoft thậm chí còn mạnh hơn khi mà giới chức chính quyền kêu gọi phát triển một hệ điều hành mã mở “cây nhà lá vườn” có khả năng thay thế hẳn sự thống trị của Windows.
Nhiều nơi khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam, cũng đang rất hăm hở xúc tiến các dự án hoặc hoạch định một chính sách phát triển, ứng dụng mã mở. Cùng với nỗ lực phát triển mã mở trong khu vực, châu Á cũng đang để ý rất kỹ những gì diễn ra tại châu Âu. Loạt vụ kiện chống Microsoft ở cựu lục địa có thể là một kim chỉ nam cho châu Á xây dựng những sách lược chống độc quyền riêng cho mình hay ít nhất cũng tạo một áp lực lên hãng phần mềm khổng lồ Mỹ khi thương lượng giá cả. “Vở kịch” lớn nhất gần đây ở châu Âu là vụ thành phố Munich (Đức) tuyên bố chuyển máy tính của các cơ quan công quyền sang dùng Linux nhưng rốt cuộc lại không phải mà chỉ là một tiểu xảo trong chuyện bản quyềಞn. Đến đầu tháng trước, thành phố này lại tuyên bố họ vẫn xúc tiến chương trình áp dụng mã mở như đã đề xướng.
Một số quốc gia châu Âu khác cũng đã có những🌼 cơ quan chính phủ chính thức lựa chọn dùng Linux, trong đó có Áo, Na Uy và Anh. Bất chấp việc các nhà cung cấp Linux nhấn mạnh đến ưu thế chi phí thấp của các sản phẩm mã nguồn mở, ưu thế giá rẻ của chúng chưa hẳn đã được khẳng định và thuyết phục được châu Âu khó tính, nếu xét đến những phí tổn tổng thể khi chuyển sang một nền ứng dụng mới. Mặc dù vậy, ý kiến chung của giới quan sát quốc tế vẫn thống nhất rằng Linux chắc chắn đang và sẽ tiếp tục mở rộng được sự chấp nhận tại khu vực này khi mà các chính phủ tham gia tích cực hơn vào việc thúc đẩy nó.
Bên ngoài hai châu lục đầu tàu nói trên, một số nơi khác trên thế giới cũng đã bắt đầu những chiến dịch tìm hiểu về Linux và mã nguồn mở. Đóng góp một phần quan trọng cho sự mở rộng của “Chim cánh cụt” phải nói đến những nỗ lực của IBM, công ty đã thiết lập rất nhiều trung tâm Linux trên thế giới, mà mới đây nhất là Brazil.
Không chỉ mở rộng về địa lý, giới phân tích cũng đồng ý với nhận định rằng mã mở không chỉ còn nằm trong phạm vi cộng đồng dân chuyên nghiệp. Việc phát động Ngày tự do phần mềm toàn cầu thường niên 28/8 với mục đích tuyên truyền và khuyến khích việc sử dụng các🐬 sản phẩm mã mở cũng là một biểu hiện rõ ràng cho sự mở rộng ảnh hưởng của mã mở đối với toàn bộ cộng đồng người dùng máy tính thế giới. Đó có thể là những doanh nghiệp phần mềm, các nhà phát triển cá nꦬhân và cả người tiêu dùng phổ thông với mong muốn hay sự tò mò muốn làm một phần trong một xu thế đang nổi lên mạnh mẽ.
Nguy cơ phân nhánh
Mối lo ngại rằng cộng đồng phát triển Linux có thể phân rã - giống như thế giới Unix vào cuối thập kỷ 80 đầu 90 của thế kỷ trước, làm rộng cửa cạnh tranh cho Microsoft - là một trong những ưu tiên thường xuyên trong vài năm trở lại đây của làng “Chim cánh cụt”. Một số nhà quan sát tin rằng nền chuẩn Linux (Linux Standard Base - LSB) có thể đóng một vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa khả n⛄ăng 🅘đó.
Mới đây, Tổ chức chuẩn tự do (FSG) tuyên bố chuẩn bị phát hành phiên bản LSB 2.0. Đây là một tiêu chí kỹ thuật cho phép các nhà phát triển cạnh tranh trong một khuôn khổ lập trình chung và tránh 🎐cho Linux phân rã thành những phe phái khác nhau.
Một trong những tính năng mới ở phiên bản LSB 2.0 là giao diện nhị phân ứng dụng (ABI) dành cho ngôn ngữ C++ và khả năng hỗ trợ kiến trúc phần cứng 32 bit và 64 bit (Hỗ trợ phần cứng 64 bit bao gồm PowerPC 64, S/390, S/390X của IMB, chip Opteron của AMD và kiến trúc 32 bit và 64 bit của Intel). Sự hỗ trợ bổ sung này sẽ giúp Linux trở thành một công nghệ phổ dụng hơn trong các doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ và cũng là một sự đảm bảo rằng nó sẽ chạy trên tất cả các phi🍷ên bản Linux của các nhà c🀅ung cấp lớn hiện nay.
C++ của Microsoft là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và vì thế việc bổ sung hỗ trợ nó trong LSB 2.0 sẽ mở ra khả năng cho hàng nghìn ứng dụng doanh nghiệp được chấp nhận vào LSB. Theo FSG, ví dụ, nó có thể đem lại cho các nhà cu🅷ng cấp ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) một công c😼ụ chi phí thấp khi tiếp cận thị trường Linux.
Hầu hết các hãng máy tính hàng đầu với chiến lược dựa trên nền Linux đều ủng hộ phiên bản m⭕ới, trong đó có IBM, Intel, Dell và HP. LSB 2.0 còn nhận được sự ủng hộ của những nhà cung cấp Linux lớn như Novell (với Suse Linux), Red Hat, Turbolinux, Mandrakesoft, H🌄ồng Kỳ của Trung Quốc(Red Flag) và Connectiva của Brazil.
Mặc dù vậy, chắc chắn con đường của mã mở chưa thể trải đầy hoa. Trong số rất nhiều thách thức phía trước, mã mở không chỉ phải chứng minh được ưu thế toàn diện về chi phí mà còn phải khắc phục được những vấn đề nội tại của chính cộng đồng này, trong đó có cả chuyện bản quyền, chẳng hạn như vụ SCO kiện IBM xoay quanh Unix và Linux.
Phan Khương