Hoạt động của một công ty bảo hiểm tại TP HCM. |
Anh Nguyễn Văn Hợp (chồng chị Hà) mua bảo hiểm nhân thọ cho con là Nguyễn Hải Linh (sinh năm 1982) thời hạn 15 năm, mỗi năm anh đóng 2.966.600 đồng. Sau khi an༒h mất, gia đình anh làm đơn xin được nhận lại số phí mà anh đã đóng trong một năm qua, nhưng bị phía công ty bảo hiểm từ chối với lý do chị Ngô Thu Hà có đủ điều kiện về thừa kế (quy định ở điều 1.1.1) nên chị phải tiếp tục đóng phí thay cho chồng. Do chồn𓆏g mới mất và anh là lao động chính trong gia đình nên chị không thể tiếp tục thừa kế nghĩa vụ của anh. Thế là thế công ty liền hủy hợp đồng.
Nếu xem xét kỹ thì phía công ty bảo hiểm không sai. Hợp đồng có ghi: "Trong trường hợp chủ hợp đồng không phải là người được bảo hiểm, khi chủ hợp đồng chết trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng có quyền thừa kế toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng này với điều kiện người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng hội tụ đủ các điều kiện quy định. Nếu các điều kiện trên đây không được đáp ứng, hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực và công ty bảo hiểm sẽ trả lại cho người thừa kế hợp pháp của chủ hợp đồng giá trị nào cao hơn của toàn bộ phí bảo hiểm đã thu, hoặc giá trị giải ước tại thời điểm chủ hợp đồng chết". Khi đọc đến điều này, khách hàng sẽ an tâm ngay, nếu chủ hợp đồng chết... thì sẽ được nhận lại "toàn bộ chi phí bảo hiểm đã thu hoặc giá trị giải ước tại thời điểm chủ hợp đồng chết". Tuy nhiên các vế khác của điều khoản này thì nằm ở đâu sao chẳng thấy? Điều kiện gì, quy định ở chỗ nào?
Đó là tình trạng chung của các hợp đồng bảo hiểm: Nổi lên nhiều điểm không rõ ràng của các từ ngữ sử dụng trong hợp đồng làm cho nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên ký kết có thể dễ dàng được suy diễn theo chiều hướng có lợi cho phía nhà khai thác. Các điều khoản về quyền lợi của người mua bảo hiểm thường được quy định rất rõ ràng nên thoạt trông rất hấp dẫn đối với người mua, nhưng như vậy thì đồng thời nghĩa vụ của nhà khai thác mặc nhiên cũng được quy định một cách rất rõ ràng. Trái lại, các quy định về nghĩa vụ bên mua bảo hiểm thường được quy định bằng những khái niệm quá rộng (ví dụ: điền đầy đủ, trung thực...). Mặt khác, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bên mua lại quá lớn một khi vi phạm vào những khái niệm quá rộng đó (ví dụ: hợp đồng bị vô hiệu, giá trị và thời hạn giải ước). Khi ký kết, người mua thườ✤ng bị hấp dẫn bởi những quyền lợi rõ ràng mà không đủ tinh ý và kinh nghiệm để nhận thấy mình cũng có trách nhiệm thực thi những nghĩa vụ phức tạp mà hậu quả của nó rất lớn. Khi tiếp thị mời mua bảo hiểm, nhân viên thường đem những câu, những điều khoản có lợi để nói cho khách hàng nghe còn những điều bất lợi cho khách thường được "vô tình" bỏ qua, để tự khách tìm hiểu.
Điều 1.3.1 và 1.3.2 của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ghi: "Người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ điền đầy đủ trung thực vào hồ sơ... Nếu người tham gia bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ quy định trên đây, hợp đồng bảo hiểm được xem là vô hiệu và Prudential sẽ hoàn lại phí bảo hiểm sau khi đã trừ chi phí khám nghiệm y khoa, nếu có". Như vậy hợp đồng vô hiệu và sẽ được trả lại chi phí. Nhưng vô hiệu ở đây được hiểu nằm vào thời điểm nào? trước 21 ngày hay 2 năm, vì nếu áp dụꦐng được ở các điều khoản khác thì từ trên 21 ngày đến dưới 2 năm kể từ khi ký hợp đồng, khách hàng kê khai không chính xác coi như... mất trắng. Còn sau 2 năm, hợp đồng sẽ có giá trị giải ước chỉ 40-60%.
Thế nhưng tại một điều khoản khác mới có quy định về giá trị giải ước (Điều 1.1.8): "Giá trị giải ước là số tiền mà chủ hợp đồng sẽ nhận lại khi có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực. Hợp đồng bảo hiểm có giá trị giải ước sau khi đã nộp đủ 2 năm phí bảo hiểm". Điều này chẳng ăn nhập với chế định hợp đồng vô hiệu cả. Chính sách này đã đánh lạc hướng , làm người mua bảo hiểm dễ hiểu nhầm là nếu hợp đồng vô hiệu thì thế nào mình cũng được trả lại số tiền đã đóng nhưng không ngờ bị trói vào phần giá trị giải ước là phải đóng phí đủ 2 năm mới được trả lại. Mà giá trị giải ước được áp dụng cho loại hợp đồng nào cũng không được nhắc đến. Trường hợp hợp đồng vô hiệu, hay do khách hàng đơn phương huỷ hợp đồng, hay do phía nhà khai thác phát hiện khách hàng có sự gian dối🦂 khi kê khai? Tại sao các vấn đề này không nêu chung vào một điều mà tách ra thành nh🗹iều điều, tạo ra nội dung lộn xộn, khó hiểu như vậy?
(Theo Thanh Niên, 28/5)