- Ông thấy thế nào về quyết định này?
- Tôi vẫn chưa biết về thông tin này, nhưng có lẽ đó là một chủ trương rất hay của Bộ Tài chính. Hiện nay, hình thức liên doanh là hình thức cần được khuyến khích vì trong điều kiện hiện nay doan🧔h ngꦑhiệp Việt Nam còn yếu về vốn cũng như khả năng, kinh nghiệm và nhân lực. Liên doanh sẽ giúp cho thị trường bảo hiểm của Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng.
- Nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho rằng quyết định này là một bức bình phong để bảo hộ bảo hiểm trong nước?
- Hiện nay, thị trường bảo hiểm của Việt Nam gồm 2 lĩnh vực: bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ hiện có ít nhà đầu tư nước ngoài, nhưng đây thực sự là một thị trường tiềm năng có thế mạnh và nếu các nhà đầu tư nước ngoài vào được thì quả là điều đáng ngại rất lớn đối với các công ty Việt Nam. Phải khẳng định rằng, vốn đầu tư của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này rất lớn và họ 𒐪chấp nhận mọi rủi ro vô điều kiện. Điều này các doanh nghiệp Việt Nam không bao giờ có. Còn trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, đây là lĩnh vực khá mới mẻ của Việt Nam. Hiện mới chỉ có 5 nhà kinh doanh, đó là Bảo Minh, Bảo Việt, Chinfon Manulife, Prudential, và AIA. Các nhà đầu tư nước ngoài hơn hẳn ta về kinh nghiệm và tiềm năng vốn. Vì vậy, trong thời điểm này tôi nghĩ quyết định của Bộ cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian để chuẩn bị lớn lên và có đủ sức cạnh tranh được với họ.
- Thời gian chuẩn bị của các doanh nghiệp trong nước sẽ phải mất bao nhiêu lâu?
- Theo tôi, phải mất 5 𝓰năm, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việꦯt Nam mới đủ lớn.
- Quay trở lại vấn đề liên doanh, hợp tác với nước ngoài sẽ là giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để phát triển?
- Thực r▨a tôi thấy ở đây, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không có đủ khả năng liên doanh liên kết với nước ngoài vì trong lĩnh vực bảo hiểm đòi hỏi phải có một khoản vốn đầu tư nhất định. Ở đây khả năng liên doanh chỉ có thể xảy ra với các ngân hàng mà thôi.
- Thực tế, có liên doanh hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào phía nước ngoài, họ có thực sự muốn liên kết với Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm hay không?
- Theo nhận định chủ quan của tôi thì nhà đầu tư không b🐈ao giờ muốn quan hệ kinh doanh với một đối tác còn "ốm yếu" như nhiều doanh nghiệp của t🎶a.
- Vậy thế còn Bảo Minh, con đường dẫn đến liên doanh với CMG (Úc) như thế nào?
- Chúng tôi đã thành lập liên doanh bảo hiểm nhân thọ được gần 1 năm nay, với tổng vốn đầu tư ban đầu 8 triệu USD, tỷ lệ góp vốn 50/50. Nói chung, chúng tôi may mắn vì thực sự có một đối tác tốt nên hoạt động tiến triển tốt đẹp. Có một điểm thuận lợi là nhân viên của Bảo Minh được học hỏi những kinh nghiệm quý mà đối tác chia xẻ và đại lý của liên d⛦oanh có thể thông qua chính đại lý của Bảo Minh.
- Luật Kinh doanh bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ 1/4, nhưng cho đến nay vẫn chưa có các nghị định, thông tư hướng dẫn. Có nhiều ý kiến cho rằng luật còn có một số vấn đề bất cập, nhất là việc nâng vốn điều lệ của các doanh nghiệp trong nước lên bằng doanh nghiệp nước ngoài?
- Hiện nay có 2 luồng ý kiến ngược nhau. Nhưng theo tôi, vấn đề🌺 mới trong luật đặt ra là khuyến khích thành lập các công ty cổ phần. Cũng có một số điểm cần lưu ý. Cổ phần để thu hút tư nhân rót vốn đầu tư vào mới thực sự là vấn đề mấu chốt để cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển. Nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm lần này đưa ra mức vốn điều lệ 5 triệu USD. Nếu với mức vốn quy định cao như vậy, đòi hỏi công ty loại này phải làm ăn có lãi ít nhất trên 1 tỷ đồng/năm mới có đủ khả năng để chia lợi tức. Tôi cho rằng điều hoàn toàn không tưởng.
T.H.