Cù Lao Chàm, hòn đảo cách phố cổ Hội An một chuyến đi thuyền ngắn được nhận xét tiếp cận du lịch điều độ, "dường như đang mang lại kết quả" khi "bảo tồn, hỗ trợ hệ sinh thái của đảo được ưu tiên". Dưới nhận xét của nhiều chuyên gia du lịch trên SCMP - tờ báo tiếng Anh lâu đời nhấ♑t Hong Kong, Cù Lao Chàm đang tìm cách tránh những nguy cơ mà Hội An phải đối mặt khi du lịch bùng nổ.
Là di sản được UNESCO công nhận, Hội An có nguy cơ đối mặt tình trạng du lịch quá tải khi dân số tại khu phố cổ chỉ khoảng 120.000 người nhưng lại đón tới 4 triệu lượt khách mỗi năm. Theo Tom Fawthrop, nhà làm phim người Anh, Hội An cần tính đến cái gꦡiá của s⛎ự nổi tiếng.
Cù Lao Chàm cũng được UNESCO công nhận là khu﷽ dự trữ sinh quyển vào năm 2009, là một phần của tuyến đường nối các bãi biển hoang sơ, điểm lặn sang hô và nhà dân địa phương trên đất liền. Có hơn 270 loài san hô, 250 loài cá, động vật giáp xác và gần 100 loại động vật thân mềm đang sinh sống quanh đảo. Fawthrop gọi đây là "kỳ tích bảo tồn" có thể thực hiện được nhờ sự tham gia của người dân địa phương. Họ đã chung tay loại trừ rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và khai thác có trách nhiệm, không đánh bắt quá mức ở vùng nước xung quanh.
Nhà khoa học Lê Ngọc Thảo, Trưởng ban thư ký Khu dự tr💟ữ sinh quyển C♕ù Lao Chàm, nói không dễ thuyết phục ngư dân ngừng đánh bắt ở các rạn san hô cũng như bảo vệ môi trường đánh bắt được bền vững. "Chúng tôi thuyết phục người dân rằng họ có thể kiếm tốt hơn nhiều nếu dẫn du khách đi lặn biển xem một rạn san hô nguyên sơ, tràn ngập cá bơi quanh", Lê Ngọc Thảo nói.
Nhiều ngư dân cuối cùng đã đồng ý, điều chỉnh thuyền để chở khách du lịch và ಌcho phép MPA hoạt động, bảo vệ các rạn san hô đang bị tẩy trắng do nước ấm lên toàn cầu. Hòn đảo cũng là điểm hiếm h𝐆oi ở Việt Nam thúc đẩy không sử dụng túi nhựa và các chương trình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) từ năm 2011 cùng chống nạn đánh bắt quá mức trong nhiều thập kỷ.
Bên cạnh đó, đảo áp dụng quy định nghiêm ngặt tránh khai thác quá mức cua đất cũng như giới hạn mức đón khách 3.000 người một ngày. Dần dần, công tác b🌱ảo tồn và phương pháp tiếp cận du lịch "điều độ" đã được đền đáp xứng đáng. "Các loài cá đã tăng lên", Cao Huyền, một🔯 hướng dẫn viên du lịch nói.
Theo Fawthrop, các chuyên gia cho rằng Hội An có nguy cơ phát triển du lịch mất cân bằng. Được UNECSO công nhận năm 1999, một kế hoạch quản lý đã được đưa ra để bảo tồn khu di sản khỏi lũ lụt và xây dựng quá mức. Tuy nhiên nhiều dự án đang góp phần làm thay𒊎 đổi thành phố này gồm san phẳng các cồn cát dọc bờ sông Hội An để nhưỡng 💖chỗ cho khu vui chơi.
Bên ngoài các con phố cổ là một nhánh sông được bao bọc bởi rừng ngập mặn được đánh giá "quan trọng về mặt si𒁏nh thái" khi được trồng như một phần trong kế hoạch chống chịu biến đổi khí hậu của MPA. Đây cũng là khu vực quan trọng cho cá sinh sản và chim di cư.
Trong những năm gần đây, các chuyến du lịch trải nghiệm bằng thuyền thúng truyền thống trên sô🐲ng Thu Bồn đã tăng lên, âm nhạc được mở thường xuyên làm xáo trộn sự thanh bình trong khu vực. Nhiều chủ thuyền, các nhà điều hành tour để phục vụ du khách hát karaoke (chủ yếu khách quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc) đã trang bị hệ thống âm thanh di động trên thuyền để kiếm thêm thu nhập. "Chúng tôi đang vận động để chống lại âm thanh ồn ào đó", nhà khoa học Lê Ngọc Thảo nói. Tuy nhiên khu🎶 vực này được xác định là "vùng đệm", nên các hoạt động trên vẫn được phép tiếp tục. Tháng 11/2023, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã ban lệnh cấm hát karaoke ở rừng dừa nước Bảy Mẫu và khu du lịch gần Hội An, nhằm hạn chế tiếng ồn.
Giờ đây, các công ty lữ hành bán tour cho du khách tham gia các chuyến du lịch sinh thái ít hơn vào buổi sáng. Buổi chiều, khu vực này chủ yếu dành c🅰ho đám đông tiệc tùng là những du khách đến từ Đà Nẵng.
Theo đánh giá của Huyền, thay đổi này là con dao hai lưỡi của du lịch hiện đại. Cô nói "chúng tôi cần khách du lịch" nhưng mong du lịc꧟h phát triển bền vững, tránh bị khai thác quá mức.
Anh Minh (Theo SCMP)