Áp thấp nhiệt đới sau đó đi vào Quảng Ninh và Hải Phòng khoảng 4h, gây gió nhẹ và mưa nh🌳ỏ. Bà Nguyễn Mai, 60 tuổi, nhà ở đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cho 🅘biết: "Tôi nằm thấp thỏm cả đêm vì lo bão gây mưa lớn, nhà bị lụt, may quá không có gì đáng kể".
Trên đường phố các quận nội thành Hải Phòng, công nhân vệ sꦆinh môi trường được phân công đi làm sớ🥀m để phát hiện, dọn dẹp cây đổ, nhưng chỉ có một số cành cây khô, rác thải bị nước dồn về các miệng cống.
Đến 8h sáng, Hải Phòngܫ, Quảng Ninh đã ngớt mưa. Trong khi đó các địa phương nằm sâu trong đất liền như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên trời mưa to.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới vào Quảng Ninh, Hải Phòng với sức gió 49 km/h, cấp 6, giật tăng hai cấp. Bạch Long Vĩ ghi nhận gió giật cấp✱ 8, Phù Liên (🅘Hải Phòng) gió giật cấp 6.
Trong 10 giờ qua, một số nơi mưa lớn như: Phú Đức (Thái Bình) 170 mm; Cô Tô (Quảng Ninh) 170 mm; Ân Thi, Hải Triều (Hưng Yên), Ba Sao (Hà Nam)♓ 150 mm; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 120 mm; Kiế🍸n An (Hải Phòng) trên 100 mm.
Hôm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h, đi sâu vào Bắc Bộ và suy yếu dần thành vùng 🌄áp thấp với 💧sức gió dưới cấp 6.
Đài khí tượng Nhật Bản cho biết bão đã đổ bộ miền Bắc Việt Nam với sức gió 65 km/h, dự báo đi về Bắc Giang xong chếch xuống Thái Nguyên, Hà Nội. Đài Hong Kong cho rằng áp thấp nhiệt đới hướng Thái Ng🐽uyên, Tuyên Quang.
Hôm nay và ngày mai, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Ng🎃hệ An mưa 70-150 mm, có nơi ൲trên 200 mm. Riêng Hà Nội mưa 70-150 mm, có nơi trên 150 mm.
Mulan được hình thành từ một vùng thấp, sau đó phát triển thành áp thấp nhiệt đới và luẩn quẩn gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến chiều 9/8,ཧ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, là cơn bão thứ♈ hai trên Biển Đông trong năm nay.